Purin là hợp chất được tìm thấy trong mọi cơ thể người, động vật, các sinh vật có tế bào. Đây là thành phần đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sống của con người mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Purin là gì?
Purin trong nhân tế bào là một loại hợp chất nitơ với cacbon, được cấu thành hai vòng. Loại hợp chất này có mặt ở hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn uống, sử dụng hàng ngày. Purin được chia làm hai loại là Purin ngoại sinh và Purin nội sinh.
Purin nội sinh: Purin nội sinh là hoạt chất được sản sinh bên trong cơ thể, do quá trình chuyển hóa acid nucleic tạo nên. Trên thực tế, Purin nội sinh thường rất ít, cơ thể được cung cấp hợp chất này chủ yếu là do ngoại sinh.
Purin ngoại sinh: Trái với Purin nội sinh, hoạt chất ngoại sinh được đưa vào cơ thể từ bên ngoài. Thông thường là qua đường ăn uống. Tất cả các loại thực phẩm đều chứa purin, những lượng purin sẽ có sự nhiều ít khác biệt tùy vào mỗi loại thực phẩm khác nhau.
Tác dụng của purin đối với cơ thể
Lượng purin được thu nạp vào cơ thể thông qua đường ăn uống sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Lượng axit uric này đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sống của con người.
Theo các chuyên gia y tế, axit uric trong cơ thế có vai trò điều hòa các hoạt động sinh học, trao đổi chất. Hoạt chất này giúp chống lại các gốc tự do gây oxy hóa, thoái hóa sớm ở con người. Đồng thời kích thích hoạt động của bộ não giúp chúng ta hoạt động minh mẫn và hiệu quả hơn.
Thừa purin gây ra bệnh gì?
Purin là loại hợp chất không thể thiếu cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên không phải purin đưa càng nhiều trong cơ thể thì càng tốt. Ngược lại, thừa axit uric do purin tạo ra có thể gây nên những căn bệnh hết sức nguy hiểm mà không phải ai cũng biết.
Viêm khớp và Gout
Hậu quả điển hình nhất khi cơ thể thừa purin căn bệnh Gout. Sau khi được đưa vào cơ thể, purin sẽ được biến đổi thành axit uric, tiết vào máu và lọc thải qua thận đi ra đường nước tiểu. Khi cơ thể có quá nhiều purin, lượng axit uric chuyển hóa sẽ bị tích tụ trong máu vì thận không đủ sức đào thải hết. Nồng độ axit uric trong máu cao khiến các khớp bị viêm nhiễm dẫn đến bệnh gout.
Tiểu đường
Bên cạnh đó, thừa purin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hàng loạt nghiên cứu đã chứng minh bệnh gout và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người bị bệnh gout có nguy cơ cao bị tiểu đường và ngược lại.
Bệnh thận
Tình trạng purin quá tải trong cơ thể khiến lượng axit uric không được đào thải kịp thời. Điều này kéo dài dễ khiến ứ đọng cặn bã, đặc biệt là muối bên trong thận. Lâu ngày muối và cặn bã tích lại gây sỏi thận.
Các loại thực phẩm chứa nhiều purin
Để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm như gout, mỗi chúng ta cần chủ động điều lượng purin đưa vào cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa lượng purin lớn mà người bị gout nên hạn chế tối đa.
Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm giàu purin phải kể đến hàng đầu trong danh sách này. Các loại hải sản phong phú hấp dân như: tôm hùm, tôm càng, cá hồi, cá trích, sò điệp, cua, ghẹ… đều là các món ăn chứa lượng purin rất dồi dào. Đây là nhóm người bệnh gout nên hạn chế đưa vào cơ thể.
Nội tạng động vật
Tại Việt Nam, nội tạng động vật là món ăn được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên thực tế, nhóm thực phẩm này có chứa purin và cholesterol rất lớn, dễ gây ra thừa chất và các căn bệnh nguy hiểm. Không những vậy, nội tạng động vật không phải lúc nào cũng sạch sẽ như chúng ta vẫn tưởng.
Thịt đỏ
Hàm lượng purin có trong thịt đỏ luôn được đánh giá là cao hơn hẳn so các các loại thịt khác. Các loại thịt đỏ này bao gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… hay các thực phẩm từ thịt đỏ như thịt xông khói, xúc xích. Ngoài ra, các loại thịt lên men cũng là thực phẩm chứa hàm lượng purin dồi dào.
Đường và các thực phẩm nhiều đường
Đường và các loại thực phẩm được chế biến từ đường không chỉ gây nguy cơ bệnh gout mà còn có thể khiến chúng ta mắc tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng purin chứa rất nhiều trong các món ăn có hàm lượng fructose cao, đặc biệt là các đồ uống ngọt như siro…
Rượu, bia, đồ uống có cồn
Trên thực tế tế, bản thân đồ uống có cồn không chứa nhiều purin như các loại thực phẩm trên. Tuy nhiên các loại đồ uống này chính là chất xúc tác làm sản sinh ra nhiều axit lactic trong quá trình chuyển đổi. Đồng thời rượu, bia, các chất kích thích cũng làm gián đoạn việc lọc thải axit uric ra khỏi cơ thể, lâu ngày dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Người bị bệnh gout nên ăn gì?
Đối với người bị bệnh gout, việc hạn chế nạp purin vào cơ thể là hết sức quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm lành mạnh, chứa ít hoặc rất ít purin được gợi ý cho những người bị thừa purin.
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, trái cây, rau xanh: dưa chuột, bắp cải, cải xanh, súp lơ…
- Nhóm thực phẩm thịt trắng: thịt cá sông, thịt lườn gà…
- Các loại dầu thực vật: dầu ô liu, dầu vừng, dầu lạc..
- Sữa và các chế phẩm được làm từ sữa: sữa tươi, sữa đậu nành, kem sữa, sữa chua…
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày để kích thích đào thải acid uric.
- Hạn chế việc xào, chiên rán dầu mỡ quá nhiều. Tăng cường các món hấp, món luộc lành mạnh cho cơ thể.
Bài viết trên đã giải đáp cho độc giả những thông tin quan trọng về purin. Mỗi chúng ta cần cân nhắc bổ sung purin với mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều dễ dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để có lời giải đáp đầy đủ nhất.