Phục hồi chức năng là quá trình luyện tập nhằm cải thiện, điều trị và phục hồi các chức năng vận động do bị chấn thương tại cột sống, gãy xương tay, chân,… Đây là một phương pháp được chỉ định kết hợp với thuốc đặc trị. Vì vậy, có thể khẳng định, phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong Y học. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng (PHCN) là tổ hợp nhiều biện pháp bao gồm y học, giáo dục, kinh tế xã hội nhằm cải thiện, lấy lại khả năng vận động. Theo đó, người bệnh có thể trở lại các hoạt động thể chất cũng như sinh hoạt hằng ngày. Như vậy, phương án này đã giúp người bệnh hòa nhập lại với cộng đồng.
Nếu như trước kia, mọi người thường chỉ chú ý tới việc phòng và chữa bệnh thì hiện nay, phục hồi chức năng sau tổn thương cũng được quan tâm nhiều hơn. Theo các bác sĩ, phương pháp này cho kết quả quan và giảm thiểu ở mức tối đa di chứng hậu phẫu.
Tuy nhiên, mọi biện pháp điều trị cần kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau. Do vậy, PHCN là bước cuối cùng sau thuốc đặc trị và phẫu thuật. Điều này giúp người bệnh ngăn chặn khả năng tái phát và sự thoái hoá xương khớp theo thời gian, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
HPCN bao gồm các bài tập được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trong thời gian dài. Mỗi động tác có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Qua đó, khi kết thúc liệu trình, người bệnh có thể vui chơi, làm việc với một tinh thần thoải mái nhất.
Mục đích của hồi phục chức năng
Phục hồi chức năng không chỉ là một kỹ thuật mà còn là một ngành riêng, được thành phần dựa trên các nguyên tắc cổ điển và hiện đại. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, PHCN phát triển nhằm mục đích:
- Cải thiện và hồi phục tối đa chức năng của cơ quan bị tổn thương, suy nhược hoặc có khả năng bại liệt, tàn phế.
- Tập trung tăng cường chức năng còn lại để giảm thiểu gánh nặng cho gia đình, người thân và cộng đồng.
- Ngăn chặn nguy cơ tái phát và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, làm hại đến sức khoẻ của người bệnh sau này.
- Giúp người bệnh lấy lại tinh thần lạc quan, thái độ tích cực để tái hòa nhập với xã hội.
- Thay đổi thái độ của nhiều đối tượng có hành vi miệt thị đối với người khuyết tật.
- Tuyên truyền một cách rộng rãi sự nghiêm trọng của bại liệt, tàn tật để người dân có ý thức chủ động phòng tránh.
Các biện pháp phục hồi chức năng
Để phục hồi chức năng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân. Hiện nay, PHCN được áp dụng dưới 3 hình thức sau đây:
- Hồi phục chức năng tại viện: Đây là biện pháp được thực hiện tại các trung tâm, cơ sở y tế chuyên sâu về lĩnh vực này. Tại đây, người bệnh được đội ngũ bác sĩ điều trị cùng sự trợ giúp của nhiều loại thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, hình thức này thường giới hạn lượng người bệnh và yêu cầu chi phí khá cao.
- Phục hồi chức năng ngoại viện: Trái với hình thức tại viện, ở PHCN ngoại viện, các cơ sở, trung tâm sẽ cử bác sĩ về địa phương điều trị cho bệnh nhân. Do đó, ở biện pháp này sẽ tập trung được nhiều người bệnh hơn nên chi phí bị đẩy lên tương đối cao.
- Phục hồi chức năng tại nhà: Biện pháp hồi phục lại các chức năng xương khớp có thể được tiến hành tại nhà. Theo đó, những người thân, gia đình sẽ trực tiếp hỗ trợ bệnh nhân tập luyện cùng một số thiết bị như máy tập, khung tập,…
Mỗi hình thức đều có đặc trưng riêng nên tuỳ vào từng đối tượng mà bác sĩ sẽ tư vấn cách hồi phục. Bệnh nhân cần kiên trì và giữ tinh thần lạc quan để quá trình này diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, sự động viện từ người thân sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh.
Những đối tượng nào cần hồi phục chức năng?
Hồi phục chức năng không chỉ là một biện pháp mà là một quá trình diễn ra trong thời gian dài. Đối tượng mà nó hướng đến là các bệnh liên quan đến cột sống, xương khớp, thần kinh,… Cụ thể hơn, những nhóm người sau đây cần phục hồi chức năng:
- Nhóm người mắc bệnh cột sống: Một số bệnh lý có ảnh hưởng tới khả năng vận động của bệnh nhân, thâm chí là bại liệt như viêm cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống,… Để làm giảm các nguy cơ và phục hồi chức năng, máy DTS với công dụng giảm áp lực và kéo giãn cơ.
- Nhóm người bệnh bị chấn thương, tai nạn: Khi làm việc hay chơi các môn thể thao mạnh, chấn thương ở xương khớp là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu không được xử lý kịp thời, mọi tổn thương sẽ tiến tiển trầm trọng hơn. Để hồi phục, bệnh nhân được áp dụng điện xung, chiếu tia laser, tia hồng ngoại,…
- Nhóm người cao tuổi gặp khó khăn khi vận động: Theo thời gian, các cơ quan trên cơ thể dần xuống cấp do quá trình lão hoá tự nhiên. Cộng thêm việc không được bồi bổ dưỡng chất thường xuyên, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu loãng xương, xương giòn, khô khớp,… Chính vì vậy mà người già thường cảm thấy đau khi vận động, kêu lục cục khi lên cầu thang.
- Trẻ em khiếm khuyết bẩm sinh: Một số tật bẩm sinh như trí não chậm phát triển, nói ngọng, chậm nói,… khiến trẻ không thể hoà nhập với bạn bè, trường lớp. Lâu dần, trẻ hình thành tâm lý tự ti, sợ đám đông. Để giải quyết tình trạng này, ccas bé cần được chữa trị tại các trung tâm khôi phục chức năng.
- Người bệnh đang trong giai đoạn hậu phẫu: Phẫu thuật sọ não, cột sống,… hay tai biến đều có thể gây di chứng về sau. Chúng có thể theo bệnh nhân suốt đời nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, hãy can thiệp PHCN sớm nhất có thể.
Như vậy, có thể nhận thấy, phục hồi chức năng có vị trí đặc biệt trong điều trị bệnh. Nhờ đó, người bệnh sẽ không còn là gánh nặng của gia đình mà tự làm chủ cuộc sống. Một tinh thần thoái mái và sự động viên của những người xung quanh sẽ giúp bệnh nhân yên tâm chữa trị. Chúc các bạn chóng khoẻ!