Gout và viêm khớp dạng thấp là hai căn bệnh có rất nhiều điểm tương đồng. Do đó, để việc phòng ngừa và điều trị diễn ra tốt hơn, bạn cần phải biết cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout.
Thông tin cần biết về viêm khớp dạng thấp và bệnh gout
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp vốn là bệnh lý tự miễn dịch và khiến cho các khớp bị cứng,viêm, sưng và đau. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do hệ thống miễn dịch tấn công những tế bào khỏe mạnh ở lớp lót của khớp và các mô hoạt dịch.
Khi bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ thấy vùng cổ tay, bàn tay, đầu gối, mắt cá chân sẽ bị sưng tấy, đau đớn.
Bệnh Gout
Bệnh gout vốn là một dạng viêm khớp và gây ra sự ảnh hưởng đến các khớp ở ngón chân cái. Trong một số trường hợp, gout sẽ khiến cho những vùng trên ở mắt cá chân và bàn chân bị sưng viêm.
Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout
Đặc điểm
Viêm khớp dạng thấp:
- Mức độ các cơn đau có thể nhẹ, nặng hoặc trung bình.
- Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến bất cứ các khớp nào, nhưng phổ biến nhất là vùng cổ tay, bàn chân, bàn tay.
- Khớp bị sưng, đỏ, đau.
Bệnh Gout:
- Những triệu chứng của bệnh gout xảy ra phổ biến ở vùng bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái.
- Khớp bị đỏ, sưng và đau đớn.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm khớp dạng thấp:
- Do hệ miễn dịch ở trong cơ thể tấn công những mô lót ở khớp.
- Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp cũng có mối liên hệ với gen di truyền và một số yếu tố được kích hoạt từ môi trường như virus.
Bệnh gout:
- Những người thường có lượng acid uric ở trong máu cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường. Một khi lượng acid uric trong cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến sự hình thành của các tinh thể. Khi phần tinh thể này tích tụ ở mô và khớp sẽ gây cho người bệnh triệu chứng đau và viêm.
- Việc tiêu thụ những đồ uống, thực phẩm chứa hoạt chất purin cũng là một trong số nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Triệu chứng nhận biết
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp:
- Gây ảnh hưởng đến những khớp như lòng bàn chân, lòng bàn tay.
- Khi sờ vào khớp sẽ thấy khớp sưng, mềm và ấm.
- Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ bị sốt, chán ăn, mệt mỏi.
Triệu chứng của bệnh gout:
- Xuất hiện những cơn đau đớn dữ dội.
- Bệnh gây ảnh hưởng chủ yếu đến khớp lớn của ngón chân cái, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến những vùng khác như cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân…
- Khớp bị tấy đỏ, sưng và viêm.
- Biện pháp điều trị
Cả 2 căn bệnh viêm khớp dạng thấp và gout có thể được điều trị bằng những phương pháp như:
- Phương pháp điều trị đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, điển hình như naproxen, ibuprofen, colchicine. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc theo toa.
- Phương pháp để điều trị viêm: Sử dụng thuốc Corticosteroid có thể giúp người bệnh giảm đau và giảm viêm do gout và viêm khớp dạng thấp gây ra.
- Trong trường hợp viêm khớp dạng thấp ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc sinh học mạnh hoặc thuốc chống khớp cho tác dụng chậm.
- Thuốc sinh học mạnh thực chất là những hợp chất được biến đổi gen có tác dụng tấn công những tế bào có liên quan tới hệ thống miễn dịch.
Bệnh gout:
Bên cạnh các loại thuốc giảm viêm và đau, bệnh nhân mắc gout nên:
- Hạn chế sử dụng bia rượu.
- Tiêu thị ít thịt đỏ.
- Tăng cường uống nhiều nước.
- Hạn chế sử dụng hải sản và nội tạng của động vật.
Có thể cùng mắc viêm khớp và bệnh gout không?
Viêm khớp dạng thấp và gout là hai bệnh lý có tính chất khác nhau hoàn toàn, tuy rằng các triệu chứng của bệnh thường khá giống nhau. Theo ý kiến của các bác sĩ, bệnh nhân không thể bị gout và viêm khớp dạng thấp trong cùng một thời điểm. Bởi lẽ, các phương pháp để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể đào thải lượng acid uric ra khỏi máu và ngăn chặn bệnh gout hiệu quả.
Trong trường hợp nếu như bạn bị đau khớp và xuất hiện thêm những triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và gout, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ tiến hành điều trị kịp thời.
Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp và bệnh gout
- Vận động cơ thể: Khi tập luyện thường xuyên các bài tập thể dục và hoạt động thể chất, tình trạng đau khớp, cứng khớp sẽ được thuyên giảm một cách đáng kể.
- Duy trì khối lượng cơ thể ở mức phù hợp: Một khi trọng lượng cơ thể tăng, hệ xương khớp của bạn sẽ phải gánh chịu những áp lực nhất định. Khi ấy, tình trạng viêm khớp sẽ càng trở nên trầm trọng.
- Duy trì thực hiện những bài tập động tác thấp như bơi lội, đi bộ, đạp xe để làm tăng sự linh hoạt tại các khớp.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Việc tăng cường sức mạnh cơ bắp bằng những bài tập sẽ giúp cho các khớp trở nên linh hoạt và ổn định hơn.
- Người bệnh gout và viêm khớp dạng thấp nên bổ sung những loại thực phẩm chống viêm như rau xanh, trái cây, cá béo, các loại đậu vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng nội tạng động vật, thịt đỏ và hải sản để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
- Không hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa những chất có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở những người bị viêm khớp dạng thấp và gout. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc. Điều này không chỉ bảo vệ cho sức khỏe tổng thể mà còn khiến cho tình trạng bệnh lý được cải thiện hơn.
Bài viết trên đã giúp bạn biết cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout. Hy vọng từ nguồn thông tin này, bạn sẽ có được cho mình sự hiểu biết nhất định để việc điều trị bệnh lý trở nên hiệu quả hơn.Nếu còn vấn đề gì còn thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để giải đáp cụ thể.