Hắc lào có bị lây không, lây qua đường nào là nỗi lo lắng khiến nhiều người bệnh không khỏi ám ảnh. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này, từ đó sẽ có thể hiểu hơn và có cách phòng chống hắc lào tốt nhất
Hắc lào có bị lây không?
Bệnh hắc lào phát triển do những loại vi nấm gây ra ngứa hoặc mụn nước, nổi mẩn đỏ. Không chỉ thế, hắc lào còn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Lúc này, những biểu hiện của bệnh sẽ phát triển nhanh và lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể.
Bệnh hắc lào lây qua đường nào?
Hắc lào có thể lây lan nhanh nhưng lây qua đường nào lại là vấn đề mà nhiều người chưa biết. Theo các chuyên gia cho biết, bệnh lây lan là do nhiễm phải 3 loại vi nấm trichophyton, microsporum, epidermophyton thông qua những con đường lây lan chính như sau:
Lây từ người sang người
Khi tiếp xúc trực tiếp, chạm vào vùng da bị hắc lào là rất dễ bị lây nhiễm nhanh. Đặc điểm của những vi nấm gây bệnh hắc lào là rất thích được sống ký sinh trên da và tấn công sang những vùng da xung quanh. Ngoài ra, vi nấm gây bệnh có thể sống được ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể của con người, đặc biệt là vùng da ẩm ướt.
Bể bơi hoặc quan hệ tình dục là điều kiện thuận lợi nhất để các vi nấm gây hắc lào phát triển và lây lan dễ dàng. Vì vậy, nhiều người thường xuyên đi bơi bị mắc bệnh hắc lào là do có tiếp xúc với người bệnh.
Lây qua đồ dùng sinh hoạt, cá nhân
Vi nấm gây hắc lào không chỉ sống được trên da con người, mà còn có thể sống được rất nhiều giờ ở đồ dùng vật dụng cá nhân như chăn, gối, quần áo, đồ lót, khăn tắm,… Nếu người bình thường không may tiếp xúc hoặc dùng chung những đồng vật này thì khả năng bị nhiễm hắc lào khá cao.
Lây qua động vật
Vật nuôi trong gia đình cũng là một cá thể sống mà vi nấm có thể sống ký sinh được là điều dễ hiểu. Các hành động ôm ấp, nựng cưng vật nuôi là con đường dẫn vi nấm có thể lây vào cơ thể của con người.
Với những con đường lây lan bệnh hắc lào ở trên, mọi người cần nắm rõ một điều là vi nấm gây hắc lào rất dễ phát tán trong môi trường không khí, nước dẫn đến càng có điều kiện lây lan nhanh đến chóng mặt. Vì vậy, mọi người cần chú ý đến môi trường xung quanh mình sống, các cách phòng chống để bảo vệ cho chính bản thân mình và người xung quanh.
Sau bao lâu thì hắc lào có thể lây nhiễm sang người khác
Đa số những trường hợp bị mắc bệnh hắc lào chỉ nhận biết được dấu hiệu của bệnh từ 1 – 2 tuần sau đó. Bạn có thể bị lây nhiễm vi nấm nhưng chưa có những triệu chứng nhận biết trên da được gọi là thời gian ủ bệnh. Do đó, bạn không thể biết mình đã mắc bệnh cho đến khi có những triệu chứng rõ ràng trên da. Lúc này bạn có thể lây sang cho người khác trước khi biết mình bị hắc lào.
Khả năng lây nhiễm của bệnh chỉ có thể hết khi những vi nấm được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, việc nhận biết đã chữa khỏi hoàn toàn được bệnh hắc lào chưa ngay cả các bác sĩ cũng không thể xác định được.
Cách phòng chống hắc lào lây lan
Dưới đây là một số cách phòng chống lây bệnh hắc lào được khuyến cáo bởi các tổ chức y khoa hàng đầu thế giới:
- Nguyên tắc quan trọng đầu tiên bạn phải luôn ghi nhớ đó là vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn
- Những người khỏe mạnh sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hắc lào hoặc đến các nơi công cộng như phòng gym, hồ bơi
- Tuyệt đối không sử dụng chung các đồ vật với người bị bệnh hắc lào như bàn chải, khăn mặt, chăn, ga, gối, bát, đũa
- Để đồ dùng cá nhân ở vị trí thoáng mát và tách riêng với mọi người trong gia đình.
- Lau dọn nhà cửa, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thay chăn ga, gối nệm thường xuyên
- Chung thuỷ với 1 vợ 1 chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi, cách ly ngay với những người nghi ngờ bị bệnh hắc lào
- Hãy đảm bảo cơ thể của bạn luôn thoải mái, không đổ mồ hôi nhiều, mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí
- Trong cuộc sống, một số hành vi không chủ đích cũng khiến người khỏe mạnh dễ bị lây nhiễm bệnh hắc lào như đội mũ bảo hiểm của người khác, chải tóc bằng lược ở các quán gội đầu
Xem thêm: Bà bầu bị hắc lào phải làm sao? Bôi thuốc gì tốt nhất?
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc bệnh hắc lào có bị lây không và lây qua đường nào. Hy vọng với những thông tin chi tiết ở bài viết trên, có thể thể giúp các bạn hiểu hơn về bệnh, từ đó có biện pháp phòng chống tốt nhất.