Gai xương là một bệnh lý xương khớp thường xảy ra ở những người cao tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở hông, xương sống, đầu gối. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa bệnh gai xương trong bài viết dưới đây.
Gai xương là gì?
Gai xương là tình trạng có một khối u nhỏ, nhẵn xuất hiện ở các đầu xương. Các khối u này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khớp và sự hoạt động của các khớp. Có nhiều trường hợp gai xương hình thành trên cột sống và được gọi là gai cột sống.
Gai xương có thể hình thành ở một số bộ phận khác trên cơ thể như vai, cổ, bàn tay, xương cột sống, đầu gối, hông, bàn chân, gót chân… Đây được xem là một tình trạng bình thường khi xương bắt đầu lão hóa.
Trong một số trường hợp gai xương không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì và có thể không phải điều trị. Tuy nhiên, gai xương có thể gây cọ xát ở các đầu xương và chèn ép lên các dây thần kinh.
Triệu chứng của gai xương là gì?
Một số triệu chứng điển hình của bệnh gai xương mà người bệnh nên lưu ý như sau:
- Gai xương hình thành và tiến triển chậm theo thời gian.
- Khi hoạt động, vận động quá mức, gai xương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi cơ thể được nghỉ ngơi thì tình trạng gai xương sẽ bớt nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, các triệu chứng của gai xương còn phụ thuộc vào một số vị trí mắc bệnh như sau:
Cột sống cổ
Cột sống cổ sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đớn, mỏi cổ và cần được nghỉ ngơi.
- Đau đớn ở một bên vai hoặc cả hai vai.
- Tê, đau mỏi, ngứa ran ở một hoặc cả hai cánh tay.
- Các chi yếu dần.
- Các cơn nhức đầu xuất hiện ở phía sau cổ và lan sang nửa đầu.
Cột sống thắt lưng
Gai xương ở cột sống thắt lưng sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Người bệnh cảm thấy đau mỏi lưng khi đi bộ hoặc đứng.
- Tê, đau, ngứa ran ở mông hoặc mặt sau của đùi.
- Cảm thấy yếu một hoặc cả hai chân.
- Khi cúi người về phía trước hoặc uốn cong lưng thì sẽ giảm các cơn đau nhức.
Đầu gối: Đầu gối bị đau khi gập chân hoặc duỗi thẳng chân.
Hông:
- Vùng xương hông bị đau khi cử động.
- Khớp hạn bị giới hạn phạm vị vận động.
Nguyên nhân gây nên bệnh gai xương
Theo các chuyên gia, mắc bệnh viêm khớp và các khớp hao mòn theo thời gian là nguyên nhân gây ra bệnh gai xương. Bệnh có thể xảy ra ở những người lớn tuổi có xương dần bị lão hóa hoặc những người chơi thể thao, tai nạn…
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây nên bệnh gai xương có thể kể đến như sau:
- Hoạt động, vận động, thường xuyên khuân vác đồ vật nặng trong suốt một thời gian dài.
- Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh gai xương.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn thiếu chất hoặc ăn các loại thực phẩm gây hại cho xương khớp.
- Mắc phải các bệnh lý như hẹp ống sống, các vấn đề xương khớp bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Tình trạng béo phì, tăng cân không kiểm soát sẽ gây áp lực lên hệ thống xương khớp và gây bệnh.
Ngoài ra, lão hóa là yếu tố gây nên bệnh gai xương phổ biến hiện nay. Vì khi lớn tuổi, xương khớp sẽ dần bị lão hóa và tạo nên các gai xương. Mặt khác, bệnh gai xương cũng xuất hiện ở những người bị vẹo cột sống.
Chẩn đoán bệnh gai xương
Bệnh gai xương nếu không nguy hiểm và không gây ra các triệu chứng đáng lo ngại thì người bệnh không cần điều trị. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cơn đau lan nhanh, gây nhức mỏi liên hồi và người cần cần được chữa trị sớm.
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Khám triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng bệnh. Đồng thời yêu cầu bệnh nhân thực hiện các cử động để chẩn đoán bệnh gai xương.
- Chụp X quang: Đây là phương pháp phổ biến được thực hiện để kiểm tra các gai xương thông qua hình ảnh.
- CT Scan: Xét nghiệm hình ảnh dùng để đánh giá chi tiết giải phẫu xương khớp. Phương pháp này cung cấp các mặt cắt ngang của cơ thể và hỗ trợ chẩn đoán các bệnh xương khớp.
- Chụp MRI: MRI dùng để quan sát các mô mềm, rễ thần kinh, gân, sụn bao quanh.
Cách điều trị bệnh gai xương
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh gai xương phổ biến mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện:
Điều trị không phẫu thuật
Ở một số trường hợp bệnh gai xương ở mức độ nhẹ, không gây đau nhức nhiều thì có thể điều trị bằng các phương pháp như sau:
- Uống thuốc: Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ để giảm các cơn đau nhức. Tuy nhiên, người bệnh phải uống thuốc đều đặn vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ.
- Nghỉ ngơi: Vận động, đi lại nhiều sẽ khiến tình trạng gai xương trở nên nghiêm trọng hơn. Thế nên, người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giảm vận động để hạn chế tình trạng đau nhức.
- Tập vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu và phương pháp bảo toàn giúp giảm đau nhức hiệu quả. Phương pháp này sẽ giúp phục hồi các cơ xương khớp và linh hoạt trong vận động.
- Chỉnh hình cột sống: Chỉnh hình cột sống được thực hiện bằng cách lấy một thiết bị nhỏ tác động và điều chỉnh cột sống. Mục đích của việc này là giảm chèn ép dây thần kinh và cải thiện khả năng vận động.
Phẫu thuật
Khi gai xương đè nén các dây thần kinh quá nhiều và gây đau nhức dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ các mô và giảm áp lực lên tủy sống và hệ thần kinh.
Phòng ngừa bệnh gai xương
Bên cạnh điều trị, người bệnh có thể phòng ngừa bệnh gai xương tái phát như sau:
- Lựa chọn giày dép đi lại phù hợp, hạn chế sử dụng giày cao gót và các loại giày cọ xát vào chân quá nhiều.
- Bổ sung các thức ăn có lợi cho hệ thống xương khớp.
- Tập luyện các bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh.
- Nếu béo phì, tăng cần thì bạn cần lên kế hoạch giảm cân.
Trên đây là những thông tin về bệnh gai xương mà bạn cần biết. Tốt nhất, khi mắc bệnh, bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để trao đổi, thăm khám điều trị bằng các phương pháp phù hợp.