Cứ 100.000 người thì có 3-4 người mắc bệnh đa u tủy xương. Đây là một căn bệnh ác tính hiếm gặp, tương đối nguy hiểm nhưng vẫn có phương pháp nhận biết và kiểm soát nguy cơ lây lan tốt. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Đau tủy xương là gì?
Đa u tủy xương còn có tên gọi khoa học là multiple myeloma, là một loại ung thư tủy xương hiếm gặp tuy nhiên tương đối nguy hiểm. Bệnh xuất hiện các khối u ác tính ở các tế bào bạch cầu đặc biệt là tế bào plasma. Trong đó, tế bào plasma có nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất tế bào máu.
Khi bị đa u tủy xương khiến các tế bào plasma trong cơ thể bị nhân lên sai cách dẫn đến cơ thể tạo ra quá nhiều globulin miễn dịch trong máu. Những globulin này tích tụ khắp cơ thể tạo thành ổ tiêu xương khiến xương dễ bị gãy và gây rối loạn chức năng nhiều cơ quan dẫn đến đa u tủy xương.
Khi đa u tủy xương nghiêm trọng hơn sẽ khiến các tế bào plasma huyết tương tràn ra khỏi tủy xương và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến biến chứng toàn thân nguy hiểm đến sức khỏe và sự sống của người bệnh.
Triệu chứng đau tủy xương
Một số triệu chứng điển hình của bệnh đa u tủy xương là:
Canxi trong máu cao
Khi bị đa u tủy xương, các phần tủy xương của người bệnh bị tổn thương gây ra rò rỉ một lượng nhất định canxi. Do đó, những người mắc bệnh thường có nồng độ canxi ở trong máu cao hơn thông thường. Khi tình trạng này nặng hơn sẽ khiến người bệnh: nôn, buồn nôn, mất nước, khát nước, đau bụng, chán ăn, táo bón…
Tình trạng suy thận
Suy thận là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh đa u tủy xương. Bệnh lý này khiến người bệnh phù nề, khó ngủ, chán ăn, huyết áp cao…
Thiếu máu
Tình trạng cơ thể thiếu máu thường do các tế bào ung thư xâm chiếm các tế bào hồng cầu ở tủy xương. Do đó, người bệnh thường đối mặt với nguy cơ thiếu máu cao với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, dễ nổi giận, mệt mỏi…
Chấn thương xương khớp
Tình trạng đa u tủy xương thường xảy ra khi các tế bào ung thư xâm lấn vào tủy và xương. Điều này khiến xương khớp xuất hiện các lỗ nhỏ dễ quan sát qua chụp X-quang.
Các triệu chứng khác
Một số triệu chứng khác thường gặp của bệnh là: người bệnh mệt, yếu hoặc tê ở các chi, sụt giảm cân nhanh, mất ý thức, thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn và nôn, mất thị lực và gây ra các bệnh liên quan đến răng miệng.
Nguyên nhân gây đa u tủy xương
Hiện tại, chưa có nghiên cứu khẳng định nguyên nhân chính xác gây đa u tủy xương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đa u tủy xương xuất hiện do một tế bào plasma huyết tương bất thường ở tủy xương. Nguyên nhân của tình trạng này được cho tự miễn, liều thấp phóng xạ hoặc các hóa chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, một số người sau thường có nguy cơ mắc đa u tủy xương cao hơn thông thường như: người cao tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, người da đen và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Đau tủy xương có nguy hiểm không?
Đa u tủy xương là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể điều trị và kiểm soát được. Trong trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương: Những người bị đa u tủy xương thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của xương, khiến xương dễ mỏng và gãy hơn thông thường.
- Ảnh hưởng đến máu: Ở người bệnh đa u tủy xương, lượng máu thường bị thiếu hụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt.
- Khả năng nhiễm trùng: Khi tế bào bạch cầu suy yếu khiến hệ miễn dịch người bệnh suy yếu sẽ khiến nguy cơ nhiễm trùng tăng cao, khả năng mắc các bệnh lý như cảm cúm cao.
- Hư thận: Khối u ở tủy xương có thể gây tắc nghẽn thận dẫn đến hội chứng thận hư.
Cách chẩn đoán đa u tủy xương
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra nồng độ protein trong tế bào ung thư, cũng như chức năng thận.
- Các xét nghiệm hình ảnh để thấy được tổn thương của xương như: chụp X-quang, CT, MRI, PET…
- Sinh thiết tủy xương: Lấy mẫu nhỏ ở tủy xương và xét nghiệm chuyên sâu.
Điều trị bệnh đau tủy xương
Tùy vào diễn tiến của khối u đa u tủy xương cũng như tình trạng sức khỏe người bệnh để các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp này nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hạn chế biến chứng của bệnh, chẳng hạn như:
Điều trị triệu chứng xương
Người bị đa u tủy xương khi gặp các triệu chứng tổn thương, đau xương hoặc chấn thương sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc như:
- Bisphosphonate: Làm chậm việc phân hủy xương của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất xương.
- Denosumab: Ngăn ngừa hoặc hạn chế tế bào ung thư phá hủy xương.
Hóa trị liệu
Sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển của khối u. Một số loại thuốc thường là: Doxorubicin, Cyclophosphamide, Etoposide, Vincristine, Liposomal doxorubicin…
Xạ trị
Sử dụng các tia X để tiêu diệt tế bào ung thư ở xương. Nhờ đó, giúp làm dịu cơn đau và tăng cường sức khỏe tủy xương.
Bệnh đau tủy xương có tiên lượng sống bao lâu?
Tiên lượng sống của mỗi người bệnh đa u tủy xương là khác nhau phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể, độ tuổi và khả năng người bệnh đáp ứng với các phương pháp điều trị. Thông thường, tiên lượng sống trung bình là:
Giai đoạn 1: Khoảng 5-7 năm.
Giai đoạn 2: Khoảng 3-5 năm.
Giai đoạn 3: Khoảng 2-3 năm.
Sau quá trình điều trị bệnh, người bị đa u tủy xương cần thực hiện các xét nghiệm để tầm soát biến chứng cũng như nguy cơ tái phát của bệnh.
Nhìn chung, đa u tủy xương là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, những người mắc bệnh lý này cần bình tĩnh, theo dõi sức khỏe cơ thể cũng như áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định để đạt được kết quả tốt nhất.