Đau nhức xương khớp ở người già không phải là tình trạng hiếm gặp, báo hiệu sự lão hóa, tổn thương của hệ cơ xương khớp theo thời gian. Hiểu rõ nguyên nhân gây nên chứng bệnh giúp việc phòng ngừa và điều trị nhanh chóng và đạt được hiệu quả tốt hơn. Tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong nội dung sau!
Nguyên nhân hình thành đau nhức xương khớp ở người già
Đau nhức xương khớp ở người già hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phải kể đến quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp khi tuổi tác ngày càng cao. Ngoài ra, nguy cơ hình thành chứng bệnh cũng cao hơn ở người cao tuổi khi:
- Ảnh hưởng của quá trình vận động khi trẻ: Các khớp bị lạm dụng quá mức trong thời gian dài khi còn trẻ có thể nâng cao nguy cơ đau nhức xương khớp khi lớn tuổi.
- Ảnh hưởng công việc: Công việc có các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên có thể gây đau nhức xương khớp khi bạn lớn tuổi.
- Bất động khớp: Lối sống ít vận động kéo dài khiến các khớp bị cứng, khó di chuyển. Tình trạng này kéo dài gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp.
- Chấn thương: Các chấn thương ở phần mô mềm, dây chằng, gân hoặc xương đều có thể gây đau nhức khi bệnh chuyển động. Chấn thương này có thể hình thành khi người già va đập, té ngã hoặc tai nạn.
- Cơ bắp yếu: Cơ bắp của người già thường yếu hơn so với người trẻ. Đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến tình trạng đau nhức của người bệnh.
- Viêm xương khớp: Đây là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ xương khớp trong cơ thể. Sụn khớp bị bào mòn làm tăng ma sát giữa các khớp xương khi di chuyển gây ra đau nhức.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công vào các cơ. Đau nhức, cứng khớp, cơ thể mệt mỏi là các triệu chứng điển hình của bệnh lý này. Tỷ lệ người già bị đau nhức xương khớp do tác động của bệnh lý này rất cao.
- Ảnh hưởng của chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi đặc biệt quan trọng do chức năng tiêu hóa của nhóm tuổi này thường đã suy giảm, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng kém hơn. Khi xương khớp không được bổ sung dinh dưỡng cần thiết lâu ngày có thể gây ra bệnh. Một số thực phẩm làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp ở người già là ngũ cốc, sữa chua, phô mai, thực phẩm chứa đường…
Người già thường cảm thấy đau nhức ở phần gối, thắt lưng, cổ hoặc các ngón tay, ngón chân. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng có thể cải thiện tại nhà thông qua việc tập luyện hoặc thay đổi cách sinh hoạt.
Cách điều trị đau nhức xương khớp ở người già
Chườm nóng/lạnh
Nhiệt nóng giúp tuần hoàn máu qua hệ cơ xương khớp tốt hơn, nhiệt lạnh làm tê bì vùng tổn thương. 2 cơ chế tác động này đều tác động giúp các cơn đau giảm đi tức thời.
Với chườm nóng, bạn dùng một chai thủy tinh chứa nước ấm lăn qua vùng bị đau liên tục hoặc tắm bằng nước ấm. Với chườm lạnh, người bệnh bỏ đá vào túi mỏng và chườm lên khu vực bị đau. Quá trình thực hiện cần cẩn trọng để tránh gây ra bỏng nhiệt.
Kiểm soát cân nặng
Hệ thống xương khớp của người già đều đã có dấu hiệu lão hóa nên khả năng nâng đỡ trọng lượng của cơ thể cũng giảm đi nhất định. Cân nặng quá khổ khiến xương khớp phải chịu nhiều áp lực hơn, từ đó gây đau nhức.
Tuy nhiên, nếu thiếu cân sức mạnh cơ bắp sẽ bị suy giảm, độ ổn định của các khớp bị ảnh hưởng. Việc ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa đau nhức xương khớp hiệu quả.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng đồ uống chứa đường. Chúng vừa là tăng trọng lượng cơ thể, vừa kích hoạt viêm khiến cơn đau thêm trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần uống đủ nước để các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là khớp hoạt động bình thường.
Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng
Đi bộ, đạp xe, tập Yoga, thái cực quyền… là một số môn thể thao mà người già có thể lựa chọn. Thời gian và cường độ luyện tập cần được kiểm soát ở mức phù hợp để không làm tình trạng đau nhức càng trở nên trầm trọng hơn.
Để đảm bảo an toàn, khi mới bắt tay vào tập, người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ hoặc người có chuyên môn về vật lý trị liệu để lựa chọn các bài tập phù hợp.
Xoa bóp
Xoa bóp là giải pháp điều trị đau nhức xương khớp ở người già được bác sĩ khuyên dùng. Cụ thể, phương pháp giúp tăng cường tính linh hoạt của các khớp, duy trì và nâng cao khả năng vận động của người bệnh.
Phương pháp này có thể thực hiện bởi chuyên gia hoặc tự người bệnh/người chăm sóc thực hiện tại nhà. Việc tự xoa bóp phải có chỉ dẫn của người có chuyên môn để tránh làm tình trạng đau nhức thêm trầm trọng hơn.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngủ chính là thời gian cơ thể phục hồi và sửa chữa các tổn thương. Do vậy, ngủ đủ giấc là biện pháp giúp cải thiện đau nhức ở người già hiệu quả. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh cần lưu ý:
- Thức dậy và ngủ vào cùng một khung giờ mỗi ngày
- Khi ngủ nên tắt toàn bộ thiết bị điện, điện tử
- Trước khi ngủ có thể tắm nước ấm, uống trà an thần …
- Điều trị đau nhức xương khớp ở người già bằng thuốc
Nếu các phương pháp trị liệu trên không mang lại hiệu quả, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để có kế hoạch điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được áp dụng các loại thuốc điều trị như:
- Thuốc Tây: Một số loại thuốc giảm đau Tây y được chỉ định nhằm giúp người bệnh giảm đau tại chỗ. Trong đó nổi bật có thể kể đến như Paracetamol, Ibuprofen… Liều lượng và thời gian sử dụng cần được kiểm soát nghiêm ngặt do các loại thuốc này đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến hệ thống tiêu hóa, bài tiết của cơ thể dù ít hay nhiều.
- Thuốc Đông y: Dựa vào nguyên nhân hình thành mà bác sĩ sẽ áp dụng các bài thuốc Đông y phù hợp. Do sử dụng các dược liệu tự nhiên nên thuốc an toàn cho người già nếu dùng đúng cách. Một số thảo dược thường được kết hợp là Thiên niên kiện, Sâm ngọc linh, Bí kỳ nam…
Trên đây là tổng hợp thông tin về vấn đề đau nhức xương khớp ở người già. Hãy tham khảo thông tin mà chúng tôi cung cấp, từ đó phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!