Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp chẩn đoán chi tiết và chính xác nhất hiện nay. Thông qua kết quả hình ảnh MRI, các bác sĩ có thể xác định mức độ thương tổn của các dây thần kinh cột sống, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng của người bệnh. Bạn đã biết đến phương pháp kỹ thuật này hay chưa? Hãy cùng dành vài phút tìm hiểu với bài viết ngày hôm nay nhé!
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là gì ? có tốt không?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là với độ tuổi từ 30 đến 40. Tình trạng này xảy ra khi một đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, đè nén lên các dây thần kinh khu vực lân cận, khiến bệnh nhân gặp đau đớn khó chịu vùng lưng. So với các khu vực khác trên cột sống thì đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng là hai nơi dễ xảy ra thoát vị nhất.
Để có thể điều trị hiệu quả nhất bệnh lý này, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng. Bên cạnh các bài kiểm tra thể chất thông thường, các bác sĩ cũng sử dụng thêm xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu. Trong số đó, biện pháp chụp MRI cộng hưởng tử là phổ biến nhất.
MRI là phương pháp sử dụng sóng siêu âm và sóng vô tuyến để ghi lại hình ảnh cột sống bên trong cơ thể con người mà không cần có thủ thuật xâm lấn như rạch hay mổ hở. Quá trình quét cộng hưởng từ cho phép các bác sĩ quan sát chi tiết từ mô mềm, khớp, gân cơ cho đến đốt xương và rễ thần kinh xung quanh đó. Không chỉ được áp dụng trong chẩn đoán thoát vị, MRI còn được sử dụng với một số bệnh lý khác như thoái hóa, xẹp đĩa đệm, đau thần kinh tọa,…
MRI được xem là kỹ thuật hình ảnh sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với siêu âm hay chụp cắt lớp CT. Trong khi hai phương pháp kia đều có sử dụng bức xạ ion hóa, chụp MRI thì không. Chính vì vậy, MRI thường an toàn với cơ thể hơn, nhất là những đối tượng dễ mẫn cảm như phụ nữ trong thai kỳ, trẻ em và người cao tuổi. Cho đến nay, có rất ít các tư liệu ghi chép về tác dụng phụ của MRI, vì vậy tỷ lệ này được tính là rất nhỏ.
Một ưu điểm khác của cộng hưởng từ là kết quả hình ảnh hiển thị dưới định dạng 3D, giúp bác sĩ nhận định được chính xác vị trí tổn thương cũng như một số ảnh hưởng, biến chứng của bệnh đến các dây thần kinh. Không những vậy, chụp MRI còn không tốn quá nhiều thời và không gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu nào cho người bệnh.
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm có quy trình thế nào?
Quá trình chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bằng MRI gồm có các bước sau đây:
Chuẩn bị
Do đây là biện pháp có sử dụng các sóng âm, vì vậy, để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh cần thay trang phục được bệnh viện chuẩn bị trước đó cũng như tháo bỏ các đồ vật từ kim loại trên cơ thể như vòng cổ, vòng tay hay các loại khuyên trang sức.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên báo trước với bác sĩ nếu đang sử dụng các loại máy đo nhịp tim điện tử hoặc trên cơ thể có thiết bị cấy ghép chưa được gỡ bỏ như van tim nhân tạo, đinh vít xương,…
Chụp MRI
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, bệnh nhân được đưa vào phòng thí nghiệm kín có máy chụp MRI. Đây là một thiết bị cỡ lớn gồm hai phần chính là giường nằm và dụng cụ quét có hình dạng chiếc nhẫn. Nếu bệnh nhân được chỉ định dùng thêm thuốc nhuộm phản quang, y tá sẽ tiến hành tiêm vào ống dẫn tĩnh mạch.
Kỹ thuật viên điều chỉnh máy yêu cần người bệnh nằm lên trên phần giường của máy chụp, tư thế có thể là ngửa, nghiêng hoặc sấp. Khi thiết bị chụp MRI khởi động có thể tạo ra một số tiếng ồn cũng như dao động mạnh. Trong quá trình chụp ảnh, bệnh nhân cũng được yêu cầu nín thở một vài giây. Toàn bộ quá trình chụp MRI có thể tiêu tốn khoảng 30 đến một tiếng rưỡi tuy theo tình huống cụ thể.
Sau khi chụp MRI
Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra, người bệnh được đưa trở ra bên ngoài để chờ gặp bác sĩ điều trị. Quá trình đưa hình ảnh MRI lên phim chụp có thể mất một vài tiếng đồng hồ. Sau đó, người bệnh sẽ có thời gian tìm hiểu và trao đổi với chuyên gia về tình hình bệnh lý thoát vị của mình thông qua kết quả chụp MRI thu được.
Có một số trường hợp người bệnh phải mất thời gian lâu hơn mới có thể nhận được tất cả kết quả chụp cộng hưởng từ. Vì vậy, sau khi kết thúc quá trình, bệnh nhân có thể về nhà và chờ cuộc gọi thông báo từ bệnh viện.
Cách đọc kết quả chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Kết quả chụp thoát vị MRI thường bao gồm hình ảnh cụ thể của toàn bộ cột sống, cụ thể là:
- Vùng cổ gáy gồm 7 đốt xương sống (C1 – C7).
- Vùng lồng ngực bao gồm toàn bộ 12 đốt xương (T1 – T12).
- Vùng thắt lưng gồm có 5 đốt sống (L1 – L5).
- Vùng chậu gồm xương cùng và xương cụt.
- Tủy sống nằm trong ống sống, kéo dài từ đáy hộp sọ đến phần trên của thắt lưng. Tủy sống được bao bọc bởi các đốt xương cũng như phần túi chứa dịch não tủy. Bên cạnh đó, còn có các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống và các dây thần kinh chạy dọc theo cột sống.
Thông qua các chi tiết về cột sống được thể hiện trên hình ảnh MRI, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá khái quát toàn bộ cột sống và loại bỏ một số nguyên nhân gây ra đau nhức nghi ngờ trước đó. Sau đó, họ tập trung vào khu vực bất thường ở cột sống, quan sát xem liệu đó có phải là đĩa đệm bị thoát vị hay không. Nhờ vào những hình ảnh này, mức độ thương tổn của dây thần kinh và tủy sống cũng được nhận định và đánh giá.
Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới liên quan đến vấn đề chụp MRI thoát vị đĩa đệm. Đối với các vấn đề liên quan đến xương khớp, ngay khi phát hiện các dấu hiệu xấu, bạn nên dành thời gian đi khám sớm nhất để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhất!