Chữa thoái hóa khớp gối tại nhà có tác dụng giúp người bệnh phục hồi sự tổn thương tại các khớp cũng như tăng cường khả năng vận động. Tuy nhiên, để việc điều trị mang đến hiệu quả rõ rệt, bệnh nhân cần phải thực hiện đúng cách và đúng phương pháp.
1. Duy trì thói quen vận động, luyện tập
Duy trì thói quen vận động tại nhà là giải pháp rất tốt dành cho những người bị thoái hóa khớp gối. Khi thực hiện các bài tập này thường xuyên, bệnh nhân sẽ được nâng cao sức khỏe tổng thể và giúp cho hệ xương khớp trở nên linh hoạt hơn. Từ đó giúp cho người bệnh cải thiện được tình trạng cứng khớp, phòng ngừa biến chứng teo cơ, liệt chi.
Theo đó, một số bài tập rất phù hợp với những người bị thoái hóa khớp phải kể đến như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…
2. Kéo giãn cơ
Trước khi thực hiện các bài tập thể chất, người bệnh bị thoái hóa khớp gối nên kéo giãn cơ để khởi động cơ thể. Cách làm này sẽ giúp khớp gối trở nên linh hoạt và hạn chế những chấn thương có thể xảy ra khi vận động.
3. Nghỉ ngơi hợp lý
Khi nhận thấy các cơn đau do thoái hóa khớp gối có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên đi lại nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng cứng khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế nằm nghỉ nằm nghỉ bất động tại một chỗ quá lâu.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh làm việc quá sức, không thực hiện những hoạt động quá mạnh để hạn chế sự tổn thương tại các khớp. Để cố định khớp, bạn có thể dùng nẹp hoặc nạng để việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
4. Liệu pháp nóng và lạnh
- Liệu pháp nóng
Liệu pháp nóng điển hình chính là chườm nóng. Để thực hiện việc chườm nóng, bạn lấy bình thủy tinh có chứa nước nóng hoặc túi chườm để áp lên vùng khớp gối khoảng 20 phút. Bạn thực hiện cách này từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể tắm với bồn tắm hoặc dùng bôi sáp ấm lên những khớp bị đau nhức.
- Liệu pháp lạnh
Bằng việc chườm lạnh, các mạch máu sẽ được lưu thông một cách tốt hơn. Ngoài ra, việc chườm lạnh sẽ giảm tình trạng sưng viêm, nóng đỏ tại các khớp. Để thực hiện việc chườm lạnh, bạn lấy một túi đá rồi chườm lên khu vực bị đau. Bạn duy trì thực hiện từ 15 đến 20 phút mỗi ngày, mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần.
5. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày như các loại quả mọng, các loại trái cây thuộc họ cam quýt, nghệ, tỏi, gừng, bông cải xanh, rau xanh, các loại hạt, đậu…
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm như đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc chất bảo quản, đồ ăn có lượng chất béo bão hòa lớn…
6. Dùng kem bôi và thuốc mỡ
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân có thể sử dụng những loại kem bôi hoặc thuốc mỡ có chứa chất gây tê hoặc aspirin để giảm đau. Để giúp các cơn đau được kiểm soát cũng như giảm cứng khớp và viêm khớp, bệnh nhân chỉ nên lấy một lượng mỡ vừa đủ để bôi lên các khớp bị ảnh hưởng. Sau đó, bạn dùng tay và xoa bóp trong khoảng 10 phút.
7. Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Để cải thiện chứng thoái hóa khớp, người bệnh có thể sử dụng những thảo dược thiên nhiên như:
Nghệ tươi
Khi bị thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh nhân có thể cho nghệ vào trong các bữa ăn hoặc có thể dùng bột nghệ để pha với sữa tươi, mật ong nguyên chất, nước ấm để sử dụng mỗi ngày.
Gừng tươi
Để làm thuyên giảm triệu chứng của thoái hóa khớp, bạn hãy cho gừng vào trong các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng một tách trà gừng mật ong mỗi ngày. Tuy vậy, bạn không nên lạm dụng cách chữa này bởi có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy, ợ chua, đau bụng.
Trà xanh
Theo một số nghiên cứu cho thấy, hoạt chất polyphenol có ở trà xanh sẽ giúp cải thiện tình trạng đau khớp, giảm viêm và bảo vệ sụn hiệu quả. Hơn nữa, trà xanh còn giúp các tổn thương được chữa lành và tăng phạm vi chuyển động của các khớp.
Lá Lốt
Bạn lấy một nắm lá lốt và một nắm lá ngải cứu xào nóng lên cùng với muối hạt. Tiếp theo, bạn cho nguyên liệu này vào túi vải rồi chườm lên khu vực bị đau. Sau đó, bạn đun 100gr lá lốt cùng với 1 lít nước trong khoảng 30 phút và lọc lấy nước để uống.
8. Xoa bóp
Xoa bóp là một trong số những cách chữa thoái hóa khớp được nhiều người lựa chọn sử dụng. Theo ý kiến của các chuyên gia, khi bệnh nhân xoa bóp 15 phút mỗi ngày, hiện tượng đau nhức và cứng khớp sẽ được thuyên giảm một cách hiệu quả.
9. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
Khi khối lượng cơ thể tăng cao, hệ xương khớp sẽ phải gánh chịu những áp lực nhất định. Do đó, việc giảm cân lúc này sẽ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục mỗi ngày.
10. Ngủ đủ giấc
Duy trì một giấc ngủ sâu và ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân làm thuyên giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối. Do đó, người bệnh cần phải tập thói quen đi ngủ vào một khung giờ nhất định và nên đi ngủ sớm.
11. Tập yoga
Theo một số nghiên cứu, khi tập luyện các bài tập yoga thường xuyên, hệ xương khớp sẽ ổn định. Bên cạnh đó, các bài tập yoga còn làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh thư giãn và bớt căng thẳng.
Sau khi điều trị bằng bài tập yoga, bệnh nhân có thể vận động, đi lại bình thường. Tình trạng sức khỏe cũng theo đó được cải thiện hơn.
Trên đây là tổng hợp các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà mà bạn có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh. Để thấy được hiệu quả rõ rệt, bạn nên kiên trì thực hiện và không được bỏ dở giữa chừng. Chúc bạn thành công!