Cây lá cẩm chữa gai cột sống là một phương pháp chữa trị theo dân gian giúp giảm đau và hạn chế sự phát triển của gai xương. Người bệnh có thể thực hiện các bài thuốc từ loại cây này đơn giản, mang lại hiệu quả bất ngờ qua bài viết sau!
Tác dụng của cây lá cẩm với bệnh gai cột sống
Cây lá cẩm là được xem là một loại gia vị nổi tiếng trong chế biến món ăn, đặc biệt là xôi và chè. Trong y học loại cây này còn được xếp vào các loại thảo dược quý, phù hợp điều trị bệnh .
Theo đông y, cây lá cẩm có vị ngọt thanh, tính mát giúp cầm máu, giảm đau, kháng viêm. Vì vậy, loại cây này được dùng giảm để các triệu chứng bệnh gai cột sống và nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp khác.
Ngoài ra, theo khoa học hiện đại, cây lá cẩm có chứa anthocyanin – hợp chất hữu cơ giúp hạn chế tình trạng tổn thương, khả năng chống oxy hóa cao. Vì vậy, dân gian dùng cây lá cẩm giúp giảm nhanh triệu chứng nhức, viêm và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
3 bài thuốc chữa gai cột sống từ cây lá cẩm
Các bài thuốc bằng lá cẩm được đánh giá cao về tính an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Một số bài thuốc phổ biến từ lá cẩm có thể kể đến như:
Trứng gà ta và lá cẩm
Bài thuốc từ lá cẩm kết hợp trứng gà ta giúp người bệnh bồi bổ sức khỏe, phục hồi khả năng hoạt động xương khớp.
Người bệnh cần chuẩn bị:
- Một nắm lá cẩm
- 3 quả trứng gà ta
Hướng dẫn cách làm:
- Lá cẩm rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút sau đó vớt ra để ráo
- Chia lá cẩm thành 3 phần bằng nhau
- Luộc trứng gà ta khoảng 6 phút (để thành trứng lòng đào)
- Dùng kết hợp một phần lá cẩm và một quả trứng gà để ăn. Người bệnh nên ăn bài thuốc này trước bữa chính khoảng một giờ đồng hồ.
- Bài thuốc lá cẩm kết hợp trứng gà ta nên thực hiện 3 lần mỗi ngày. Một tuần 3 lần.
Bài thuốc từ trứng gà ta kết hợp lá cẩm thực hiện đơn giản nhưng mang lại công dụng giảm đau hiệu quả. Vì vậy, người bị bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn để giảm quá trình lão hóa xương khớp, ngăn ngừa triệu chứng bệnh.
Lá cẩm đắp
Dùng lá cẩm đắp giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau do bệnh và hạn chế sự phát triển của bệnh.
Người bệnh cần chuẩn bị:
- Một nắm lá cẩm
- 50gr muối tinh trắng
Hướng dẫn thực hiện:
- Lá cẩm rửa sạch, để ráo nước
- Cho lá cẩm đã rửa vào máy xay cùng muối và xay nhuyễn
- Sao phần hỗn hợp trên với lửa nhỏ đến khi khô nước
- Đổ hỗn hợp lá cẩm vào khăn mỏng và tiến hành đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức
Cách dùng cây lá cẩm giúp lưu thông máu đến xương khớp và tăng khả năng phục hồi cho người bệnh. Người bị bệnh nên thực hiện bài thuốc này 3-4 lần/tuần và liên tục trong 2 tháng để mang lại hiệu quả cao.
Lá cẩm kết hợp lá lốt
Trong các cây thuốc lá lốt được đánh giá cao nhờ tính kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm. Lá cẩm kết hợp lá lốt giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức do bệnh hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: 200g lá lốt, 200g lá cẩm
Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt và lá cẩm, ngâm trong nước muối. Sau đó người bệnh cho hai loại lá này vào ấm sắc chung với 1,5 lít nước đến khi cô đọng còn khoảng 1 lít nước thì tắt bếp. Bài thuốc này uống trong 15-20 ngày, mỗi ngày 3 lần sau ăn để mang lại hiệu quả điều trị tốt.
Lưu ý khi dùng cây lá cẩm chữa gai cột sống
Để quá trình điều trị bằng lá cẩm đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đây là bài thuốc dân gian, vì vậy người bệnh cần đảm bảo kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt. Trong quá trình sử dụng không nên vội vã tăng liều dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Khi chọn lựa lá cẩm, người bệnh nên chọn những lá còn tươi, tránh dùng lá héo. Tốt nhất trước thực hiện các bài thuốc bằng thảo dược này, người bệnh nên ngâm lá với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Phương pháp điều trị gai cột sống bằng lá cẩm chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ và chưa có biến chứng. Vì vậy, khi bệnh nặng người bệnh không nên tự ý dùng lá cẩm nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Bên cạnh dùng thuốc chữa bệnh, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và giảm sự tiến triển của bệnh.
- Trong trường hợp bệnh nhân đang uống thuốc tây hoặc dùng các phương pháp điều trị y khoa khác, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá cẩm.
- Kết hợp bài thuốc chữa bệnh với chế độ tập luyện nhẹ nhàng để xương khớp dẻo dai, giảm tình trạng bệnh nặng hơn.
- Bài thuốc dân gian sẽ có tác dụng khác nhau tùy cơ địa người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân nên theo dõi thay đổi cơ thể để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Cây lá cẩm chữa gai cột sống là phương pháp dân gian phổ biến được nhiều người lựa chọn vì độ an toàn, hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để quá trình điều trị đạt được kết quả như mong muốn, người bệnh nên thăm khám y tế và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!