Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là một trong các biện pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Đây là một kỹ thuật đánh dấu bước tiến mới trong châm cứu giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ về phương pháp hiện đại này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn kỹ thuật cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả không?
Hiện nay, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh có tỷ lệ người mắc ngày một tăng và có xu hướng trẻ hóa do áp lực từ công việc và cuộc sống. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là đau nhức cổ, vai, gáy, sưng đỏ, tê buốt vùng cổ, căng cứng các khớp ở cổ,… Thoái hóa cột sống cổ tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Để điều trị căn bệnh này, ngoài các phương pháp sử dụng thuốc Tây y hoặc can thiệp bằng phẫu thuật khi thực sự cần thiết, thì cấy chỉ là một kỹ thuật hiện đại được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn thực hiện. Để thực hiện được phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào một số huyệt đạo thông qua kim châm cứu.
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là biện pháp mang lại nhiều hiệu quả như giảm đau nhức, tê bì, ê buốt, tăng cường tuần hoàn máu nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Biện pháp này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi đây là sự kế thừa và phát huy của phương pháp châm cứu truyền thống với y học hiện đại.
Sau khi thực hiện kỹ thuật, chỉ tự tiêu sẽ tác động đến huyệt đạo đồng thời sản sinh ra các chất nội sinh như adenosin, beta endorphin,… giúp kháng viêm, giảm đau, điều hòa thần kinh, cân bằng huyết áp, thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, các vị trí được cấy chỉ và khu vực xung quanh sẽ diễn ra quá trình chống viêm rễ thần kinh, giảm chèn ép và hạn chế hiện tượng lão hóa. Từ đó, người bệnh sẽ được thư giãn và thoải mái hơn ở vùng đốt sống cổ.
Một ưu điểm nữa của biện pháp này là khi chỉ được cấy vào các huyệt đạo thì nó sẽ được lưu lại tại đó, tạo ra hiệu quả chữa bệnh trong thời gian dài, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sức khỏe rất tốt. Khi thực hiện kỹ thuật cấy chỉ, người bệnh cũng không cần sử dụng các loại thuốc Tây gây nhiều tác dụng phụ.
Cách cấy chỉ chữa thoái hóa cột sống cổ
Theo các bác sĩ chuyên môn thì cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp phức tạp hơn so với các phương pháp khác. Không chỉ phải xác định đúng vị trí các huyệt đạo, người thực hiện còn cần phải đưa chính xác chỉ tự tiêu vào trong đốt sống. Cụ thể, phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:
Kỹ thuật cấy chỉ được thực hiện từng bước như sau:
- Bác sĩ chuẩn bị chỉ tự tiêu catgut 4/0 đã được cắt ngắn thành từng đoạn dài 1-1.5cm
- Bác sĩ tiến hành luồn chỉ vào kim số 23
- Bác sĩ thực hiện xác định vị trí chính xác của các huyệt đạo trên cơ thể của người bệnh. Bước này được thực hiện tương tự như phương pháp xác định huyệt đạo khi châm cứu.
- Bác sĩ sẽ cấy chỉ vào các huyệt đạo phù hợp tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người bệnh như sau:
- Cấy chỉ vào vị trí huyệt vị tại đốt sống cổ và vai như thiên tông, thiên trụ, giáp tích, kiên liêu đối với bệnh nhân bị thoái hóa gây chèn ép lên mạch máu và dây thần kinh xung quanh.
- Cấy chỉ vào vị trí huyệt vị kiên trinh, hợp cốc, thiếu hải, dương trì, thủ tam lý cho các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ không gây ảnh hưởng đến mạch máu.
Một liệu trình điều trị cấy chỉ có thời gian và tiến trình như sau:
- Thời gian một liệu trình cấy chỉ khoảng 3-6 lần
- Mỗi lần thực hiện cấy chỉ cách nhau trung bình 14 ngày
- Mỗi lần cấy chỉ sẽ được cấy vào 10-15 huyệt vị
Chỉ định cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp có phạm vi áp dụng tương đối rộng, tuy nhiên không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được. Dưới đây là một số trường hợp được bác sĩ chỉ định cấy chỉ để điều trị:
- Các trường hợp thoái hóa được chỉ định điều trị nội khoa
- Thoái hóa đơn thuần, gây chèn ép rễ thần kinh
- Thoái hóa khiến vùng tủy cổ bị chèn ép
- Thoái hóa kèm theo chứng rối loạn thần kinh thực vật.
=>> An Cốt Nam chữa thoái hóa đốt sống cổ như nào ?
Bên cạnh đó, cấy chỉ tuyệt đối không được áp dụng cho một số trường hợp sau đây:
- Người có huyết áp dao động, cao huyết áp
- Phụ nữ đang mang thai
- Bệnh nhân dị ứng với chỉ tự tiêu
- Người bệnh mắc đái tháo đường
- Người bệnh đang bị sốt cao hoặc mắc một số bệnh ngoài da.
Lưu ý khi điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng cấy chỉ
Để đạt được hiệu quả tối đa khi thực hiện cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược tuyệt đối không thực hiện cấy chỉ
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện cấy chỉ bởi đây là phương pháp rất khó thực hiện
- Bệnh nhân nên ăn uống đủ no trước khi thực hiện điều trị bằng phương pháp này
- Không được tắm ngay sau khi điều trị, đợi sau 5-6 tiếng mới được tắm
- Không thức khuya, cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ
- Không mang vác vật nặng, làm việc nặng nhọc
- Giữ ấm cột sống khi trời chuyển lạnh
- Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại cá, hải sản, rau xanh, các thực phẩm giàu canxi,…
- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ hy vọng đã giúp cho các bạn hiểu rõ thêm về kỹ thuật chữa bệnh hiện đại này. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, điều trị bảo tồn, không gây đau đớn nên người bệnh có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần tìm đến địa chỉ uy tín để thực hiện cấy chỉ, tránh các rủi ro có thể xảy ra.