Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà như xoa bóp, chườm nóng lạnh, đi bộ, đắp ngải cứu, dùng lá xương rồng,… vừa dễ làm vừa hiệu quả đang được khá nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay. Thường xuyên kết hợp các phương pháp này với chỉ định điều trị từ bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng, đặc biệt có hiệu quả cao với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn sớm.
Thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống có xu hướng thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, gây chèn ép lên các rễ thần kinh hay ống sống từ đó dẫn đến các cơn đau nhức tại vùng thắt lưng lan xuống hông mông, bắp chân, bàn chân hoặc tại vùng cột sống cổ lan sang bả vai, gáy, đầu và hai cánh tay. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào nhưng chủ yếu vẫn là tại thắt lưng và cổ. Bệnh xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là bại liệt, tàn phế cả đời. Với những trường hợp thoát vị rất nặng, người bệnh có thể được chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo. Với các trường hợp khác bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu. Còn đối với các trường hợp bệnh mới khởi phát ở giai đoạn sớm, người bệnh thường được chỉ định điều trị tại nhà bằng một số biện pháp đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả tương đối cao.
Trước khi quyết định lựa chọn điều trị bằng phương pháp nào thì phù hợp, người bệnh cần phải đến trung tâm y tế uy tín để làm các xét nghiệm như chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ, chụp CT để xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà thường được khuyến khích cho người bệnh thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh bao gồm:
Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng liệu pháp nhiệt giúp giãn cơ giảm đau
Một trong các triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm đó chính là các cơn đau nhức và tê bì không chỉ tại vị trí bị thoát vị mà còn lan sang các cơ quan lân cận như cánh tay, bả vai, hông, chân,…làm ảnh hưởng lớn tới khả năng đi lại và vận động của con người. Để hỗ trợ giải quyết các cơn đau nhức và tê bì này, người bệnh nên áp dụng các liệu pháp dùng nhiệt thay vì sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, liệu pháp dùng nhiệt này chỉ mang tới tác dụng giãn cơ, giảm đau tạm thời, không có tác dụng lâu dài.
Chườm lạnh
Chườm lạnh đem lại tác dụng giảm đau nhanh chóng nhờ khả năng đóng băng các mô và cơ một cách tạm thời. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn giúp chống sưng tại khu vực bị thoát vị, phù hợp cho các trường hợp bị đau cấp tính mới khởi phát.
Cách thực hiện:
- Bỏ đá lạnh vào một khăn mềm
- Chườm trực tiếp túi đá này lên vùng bị đau trong 10-15 phút
- Thực hiện khi các cơn đau xuất hiện bất chợt trong ngày
Chườm nóng
Chườm nóng có thể cải thiện tình trạng căng cứng và tê bì tại vùng bị thoát vị hoặc các cơ quan xung quanh rất hiệu quả. Sự tác động của nhiệt nóng sẽ làm giãn các cơ, giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Dùng nước sôi khoảng 80 độ đổ vào một chai thủy tinh rồi đậy chặt nắp lại
- Người bệnh nằm sấp trên giường rồi chườm từ từ chai nước nóng trên lên vùng bị đau từ 10-20 phút
- Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm nóng thay cho chai thủy tinh đựng nước nóng
- Người bệnh thực hiện 2-3 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng đau nhức rõ rệt
Chườm muối nóng
Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại công dụng giống như phương pháp chườm nóng. Cách thực hiện phương pháp này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần rang muối hạt cùng với lá lốt và gừng rồi bọc vào một chiếc khăn sạch và chườm trực tiếp lên vị trí cột sống đang bị đau nhức.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng lá lốt
Lá lốt không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt mà đây còn là một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt. Trong loại thảo dược này có chứa nhiều hoạt chất như piperonal, alkaloid piperine,… có công dụng tăng cường tuần hoàn máu, đẩy nhanh tốc độ phục hồi hư tổn tại các vị trí bị thoát vị.
Lá lốt còn có tính kháng khuẩn, chống viêm tương đối tốt giúp ngăn ngừa nhiều bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Bài thuốc từ lá lốt đem lại hiệu quả cao đối với các bệnh nhân ở giai đoạn sớm. Dưới đây là một số cách chữa bằng lá lốt tại nhà bao gồm:
Cách 1: Dùng lá lốt và giấm
- Rửa sạch một nắm lá lốt tươi rồi đem ngâm với nước muối pha loãng sau đó đem giã nát.
- Dùng lá lốt vừa giã trộn với giấm rồi đem nấu đến nhiệt độ 70 độ C.
- Bỏ hỗn hợp trên vào túi chườm rồi áp trực tiếp lên vùng đĩa đệm bị thoát vị từ 10-20 phút.
- Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ ngày liên tục trong 15-20 ngày để thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt
Cách 2: Sắc nước lá lốt
- Chuẩn bị 12g mỗi loại thảo dược sau: Rễ lá lốt, cỏ xước, đơn gối hạc, hàng lực, chìa vôi, hạt xích hoa xà, độc lực.
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, rồi đem ngâm với nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo
- Đem sắc lấy nước uống các thảo dược trên, mỗi ngày uống 1 thang để cải thiện các triệu chứng
Cách 3: Lá lốt và ngải cứu
- Chuẩn bị một nắm lá lốt và một nắm lá ngải cứu, đem rửa sạch rồi để ráo nước
- Xao khô hai loại thảo dược trên bằng chảo nóng, bỏ thêm muối hạt để làm tăng hiệu quả điều trị
- Cho hỗn hợp sau khi xao khô vào một miếng vải sạch sau đó chườm từ từ lên vùng cột sống bị thoát vị từ 15-20 phút (hoặc đến khi nào thấy hỗn hợp nguội hẳn thì dừng).
- Kiên trì thực hiện biện pháp này 2 lần/ ngày trong 15-20 ngày để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.
Dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong cây xương rồng có chứa heterosid flavonic, đây là một chất có tác dụng kháng viêm và giảm đau tương đối tốt. Trong y học cổ truyền, sử dụng cây xương rồng chườm lên các vị trí xương khớp bị đau nhức cũng đem lại hiệu quả nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà thì đây là một biện pháp không thể bỏ qua.
Cách 1: Thuốc sắc từ cây xương rồng bà
- Cắt lấy 30 lá xương rồng bà, loại bỏ gai, rửa sạch rồi thái nhỏ, sau đó ngâm với nước muối để làm sạch nhựa.
- Tiếp theo mang xương rồng phơi khô, xao vàng rồi hạ thổ, cất trong lọ thủy tinh đậy kín, bảo quản tại nhiệt độ phòng để dùng dần.
- Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần lấy một nắm xương rồng khô trên sắc lấy nước uống hết trong ngày.
- Thực hiện liên tục trong vòng 15 ngày, sau đó tạm ngừng 1 tháng nếu thấy có dấu hiệu chuyển biến thì có thể sử dụng tiếp.
Cách 2: Chườm xương rồng ba khía
- Chuẩn bị một khúc xương rồng ba khía, loại bỏ gai, rửa sạch với nước, ngâm nước muối rồi giã nhuyễn.
- Lấy xương rồng vừa giã trộn với một chút muối và đem xao trên chảo nóng cho khô lại.
- Bọc hỗn hợp vừa xao nóng trên vào một miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức do thoát vị cho đến khi hỗn hợp nguội hẳn.
- Kiên trì thực hiện biện pháp này mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu là một loại thảo dược nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Trong ngải cứu có chứa một số thành phần hóa học như polyphenol, ineol,…có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả mà không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Ngải cứu còn có tính ấm, kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, làm giảm sự chèn ép tại các dây thần kinh, giúp giảm đau, phục hồi chức năng xương khớp. Dưới đây là một số cách thực hiện :
Cách 1: Chườm rượu ngải cứu
- Rửa sạch một nắm lá ngải cứu rồi giã nát
- Trộn ngải cứu sau khi giã nát với rượu rồi đem xào trên chảo nóng khoảng 5-7 phút.
- Bọc hỗn hợp trên vào một miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp lên vị trí bị đau nhức cho đến khi hỗn hợp nguội hẳn thì dừng.
- Thực hiện biện pháp này hàng ngày hoặc khi xuất hiện cơn đau đột ngột để làm giảm các triệu chứng.
Cách 2: Uống nước ngải cứu mật ong
- Sử dụng một nắm ngải cứu non rửa sạch, thái nhỏ rồi xay nhuyễn với một ít nước.
- Tiếp đó lọc lấy nước cốt của ngải cứu, loại bỏ bã
- Bỏ thêm 2-3 thìa mật ong vào dung dịch nước cốt trên sau đó khuấy đều
- Uống trực tiếp hỗn hợp trên 2 lần/ ngày vào sáng và tối
- Thực hiện liên tục trong 15 ngày để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.
Các bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dân gian trên, để tăng hiệu quả điều trị tại nhà, các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh thực hiện các bài tập phù hợp giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động, góp phần giúp xương khớp trở lên dẻo dai và linh hoạt hơn. Một số biện pháp luyện tập thích hợp với người bệnh bao gồm:
Đi bộ
Đi bộ là bài tập dễ thực hiện nhất để cải thiện các triệu chứng đau nhức của thoát vị đĩa đệm. Đi bộ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, xương khớp dẻo dai hơn, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh. Bạn cần thực hiện động tác đi bộ đúng cách, giữ thẳng lưng và vai, không đi bộ quá sức mình.
Tập yoga
Các bài tập yoga cũng là một sự lựa chọn hiệu quả cho các bệnh nhân xương khớp và thoát vị đĩa đệm. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các động tác cùng nhịp thở, thư giãn trong tinh thần giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức rất hiệu quả. Không những vậy, tập yoga thường xuyên còn giúp cơ thể ăn ngon, ngủ sâu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch. Bạn nên lưu ý lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của mình. Nếu mới làm quen với bộ môn này, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
Hít xà đơn
Hít xà đơn là biện pháp thích hợp cho các trường hợp mới chớm bị bệnh không quá nguy hiểm. Các động tác hít xà sẽ giúp người bệnh kéo giãn được cột sống, giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh, hỗ trợ đĩa đệm ổn định trở lại và loại bỏ các cơn đau nhức. Tuyệt đối không nên áp dụng biện pháp này cho các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị ở các giai đoạn nặng, nhân nhầy bị thoát ra ngoài gần như hoàn toàn.
Đai treo kéo giãn cột sống
Đây là một phát minh mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về cột sống. Mục đích của đai treo này là hỗ trợ kéo giãn cột sống, giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh, đưa đĩa đệm trở về vị trí chuẩn ban đầu, hỗ trợ cột sống trở về hình dáng sinh lý tự nhiên.
Biện pháp này rất phù hợp cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm cấp tính, bệnh nhân đang điều trị mãn tính, hoặc bất kỳ ai có nhu cầu làm giảm đau nhức vùng lưng như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, người bị cong vẹo cột sống,…
Trên đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, đem lại hiệu quả tương đối tốt mà các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, các bạn vẫn nên tới bệnh viện để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Các biện pháp nêu trên chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới chớm hoặc mang tính chất hỗ trợ điều trị mà thôi.