Bệnh thận ứ nước ở trẻ em nếu không phát hiện và có hướng chữa trị đúng đắn sẽ dẫn tới những hậu quả nguy hiểm, có thể gây suy thận nhanh. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chẩn đoán tình trạng này như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em là gì?
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em là tình trạng chất thải (nước tiểu) không thoát được ra ngoài như bình thường dẫn tới hiện tượng các mạch trong thận bị tắc nghẽn. Lâu dần, bộ phận này sẽ tích tụ cặn bẩn, sưng phù và bị tổn thương nặng nề. Niệu quản hẹp hoặc bị tắc chính là yếu tố gây bệnh hàng đầu. Một số trường hợp có thể mắc bệnh bẩm sinh từ khi mới lọt lòng.
Trẻ bị thận ứ nước có biểu hiện gì?
Nếu bạn phát hiện bé nhà mình có những biểu hiện bất thường sau thì nên cẩn thận với tình trạng này:
- Trẻ đi tiểu bị đau ở vùng bụng phía dưới nên thường quấy khóc.
- Khi phụ huynh sờ hoặc nắn nhẹ bụng dưới thì bé có biểu hiện bị đau, nhăn mặt.
- Tần suất bé đi tiểu 1 ngày tăng, nước tiểu có màu bất thường.
- Trẻ hay bị nôn, buồn nôn và thường sốt không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân thận ứ nước ở trẻ em
Như đã đề cập bên trên, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do niệu quản bị hẹp. Đây là vấn đề bẩm sinh mà bé đã mắc khi vẫn còn ở trong bụng mẹ với những dấu hiệu khác thường liên quan tới hệ tiết niệu, trong đó bao gồm:
- Các thành cơ không phát triển đối xứng khiến hoạt động dẫn nước tiểu ra bên ngoài của nhu động niệu quản bị ngưng trệ, gây bệnh thận ứ nước.
- Vị trí niệu quản nối với bể thận cao hơn bình thường khiến hình dạng của niệu quản bị thay đổi. Từ đây, nước tiểu sẽ gặp khó khăn khi thải ra ngoài.
- Vị trí nối giữa thận và niệu quản xuất hiện bất thường do thiểu sản niệu quản gây ra.
Ngoài ra bệnh thận ứ nước ở trẻ em có thể do ảnh hưởng của những bệnh lý dưới đây:
- Sỏi thận: Nếu kích thước thận quá lớn sẽ rất dễ khiến thận bị sưng lên, chèn ép và chặn nước tiểu đi xuống niệu quản để thải ra bên ngoài.
- Cơ thể bé xuất hiện khối u gây tắc nghẽn niệu quản.
- Trường hợp niệu quản của bé có sẹo hoặc hình thành cục máu đông cũng khiến quá trình đào thải nước tiểu bị ảnh hưởng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh thận ứ nước ở trẻ nhỏ
Có thể thấy rằng nguyên nhân gây thận ứ nước ở trẻ nhỏ rất đa dạng. Do đó phương pháp chẩn đoán bệnh cần chia thành hai quá trình tiếp nối. Cụ thể như sau:
Chẩn đoán trước sinh
Trong thời gian thai kỳ, thai nhi được chẩn đoán những dấu hiệu bất thường ở thận qua các đợt siêu âm định kỳ của mẹ. Nếu phát hiện thận của bé có hình dạng hoặc kích thước bất thường, nước ối trong bụng mẹ không ổn thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng theo dõi thích hợp.
Bên cạnh việc phát hiện bất thường liên quan tới thai nhi, siêu âm định kỳ cũng giúp mẹ ngăn ngừa được rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Trong số đó phải nhắc tới tình trạng thận ứ nước độ 1 khi mang thai, cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về bệnh lý này nhé!
Chẩn đoán sau sinh
Sau khi bé chào đời, các phương pháp chẩn đoán bệnh thận ứ nước ở trẻ em phổ biến là:
- Siêu âm thận: Phương pháp chẩn đoán bệnh này tập trung chủ yếu vào việc phát hiện những bất thường trong hệ thống thận của bé.
- Chụp X – quang bàng quang – niệu đạo: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống y tế kích thước nhỏ để đưa vào bàng quang của trẻ. Sau đó, một chất lỏng sẽ được dẫn từ ống này vào trong bàng quang của bé. Khi bộ phận này được làm đầy thì hình ảnh sẽ xuất hiện trên X – quang.
- Chụp cắt lớp hạt nhân thận – MAG3: Trong các chẩn đoán này, bé sẽ được tiêm vào máu một lượng đồng vị phóng xạ trong mức cho phép. Từ đây, bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá cũng như xác định được tình trạng bệnh ở thời điểm hiện tại một cách chính xác nhất.
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em có nguy hiểm không?
Những bệnh lý về thận nếu không phát hiện và có hướng điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Và tình trạng thận ứ nước ở trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Bệnh lâu ngày tiến triển xấu sẽ khiến thận của bé bị tổn thương ngày càng trầm trọng. Tiếp đó là hàng loạt những hệ lụy khó lường trước như: giảm chức năng lọc máu của thận, nhiễm trùng hoặc suy thận nặng.
Chỉ định điều trị thận ứ nước ở trẻ như thế nào?
Hướng chữa bệnh tập trung vào việc giải quyết tình trạng nước tiểu bị tắc nghẽn ở thận. Chi tiết hướng điều trị tình trạng này như sau:
Điều trị theo nguyên nhân
- Nếu trẻ mắc bệnh do có sự tắc nghẽn đột ngột thì bác sĩ có thể dùng một ống y tế để thông giữa bàng quang và niệu đạo. Những ống này giúp bé dịu đi những cơn đau do bệnh gây ra.
- Trường hợp bé bị thận ứ nước do sự xuất hiện của những viên sỏi thì có thể bé sẽ cần sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hoặc các bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị sử dụng sóng xung động, nội soi để giải quyết những viên sỏi có kích thước lớn.
- Bệnh thận ứ nước ở trẻ em gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng thì cần sử dụng thuốc kê đơn.
Điều trị theo mức độ thận ứ nước
Bệnh thận ứ nước ỏ trẻ em được chia thành từng cấp độ từ 1 tới 4 tương ứng với sự tăng dần kích thước của thận. Trong đó nếu bệnh được nhận định ở mức độ 4 chính là lúc tình trạng này biến chuyển xấu nhất.
- Khi bệnh ở giai đoạn đầu: Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để nhận định sự tổn thương của thận. Tiếp theo, trẻ cần tái khám định kỳ theo thời gian hẹn để có hướng điều trị phù hợp.
- Trường hợp bé bị bệnh ở mức độ nặng thì cần thực hiện xạ hình thận để đưa ra hướng chữa trị an toàn.
Trẻ bị bệnh thận ứ nước khi nào cần phẫu thuật?
Khi trẻ mắc bệnh từ mức độ 3 và 4, kèm theo đó tỷ lệ tổn thương thận quá 10% sẽ cần thực hiện phẫu thuật. Ở thời điểm hiện tại, phương pháp phẫu thuật được ứng dụng phổ biến để khắc phục bệnh là tạo hình bể thận – niệu quản qua nội soi sau phúc mạc.
Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh thận ứ nước ở trẻ em. Hy vọng bài viết đã đem tới cho bạn những kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ thông tin tiếp theo của chúng tôi!