Ba kích, hay còn được biết đến với cái tên dày ruột kê, là một trong các vị thuốc có tác dụng tráng dương bổ thận hiệu quả. Liệu bạn đã biết bao nhiêu cách sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh? Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cùng bạn những thông tin thú vị về chủ đề trên đây!
Tìm hiểu Ba kích là gì ?
Ngoài cái tên ba kích, loài thực vật này còn được dân gian biết đến với nhiều cách gọi khác như kê nhân đằng, dày ruột kê, tam mạn thảo,…Trong khi đó, danh pháp khoa học chính thức là Morinda officinalis How. Loại cây này phân bố chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuốc châu Á, ví dụ như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,…
Ba kích thuốc dạng cây thân thảo với nhiều nhánh nhỏ bao quanh phần thân chính. Phần rễ của dày ruột kê khá đặc biệt, hình trụ dài, phình to không đều nhau và rất mọng nước. Khi còn nhỏ, trên thân cây non bao phủ một lớp lông mịn màu tím nhạt, nhưng cây trưởng thành thì lớp lông này tiêu biến hết và vỏ cây trở nên chai sần hơn.
Hoa dày ruột kê có kích thước nhỏ, hình chuông, màu trắng nhạt và thường nở vào khoảng thời gian giữa mùa hạ đến đầu tiết thu. Trái của cây có hình cầu với nhiều nốt sần to, quả khi non có màu xanh lá mạ, đến khi chín thì có màu đỏ gấc khá bắt mắt.
Ở nước ta, cây ba kích đã được đưa vào quy hoạch và nuôi trồng như một loại nông sản. Các địa phương trồng nhiều dày ruột kê nhất là Hà Tây, Quảng Ninh, Hà Bắc,…Mất đến ba năm kể từ khi gieo hạt thì người nông dân mới có thể bắt đầu thu hoạch. Phần được sử dụng dùng làm thuốc của cây chính là bộ rễ. Thời điểm thu hái rơi vào khoảng cuối thu, tầm tháng mười đến tháng mười một.
Ba kích có mấy loại ? Ba kích tím và ba kích trắng
Có hai cách thường dùng để phân loại dược liệu này, đó là dựa vào đặc điểm sinh học và dựa vào cách sơ chế. Với cách đầu tiên, người ta chia ba kích thành loại tím và trắng. Dày ruột kê trắng có phần vỏ của củ rễ màu vàng nhạt trong khi loại dày ruột kê tím thì có lớp vỏ rễ bên ngoài màu nâu sậm. Còn với cách sơ chế, trên thị trường hiện nay chia thành hai loại là sấy khô và củ rễ tươi.
Ba kích có tác dụng gì ?
Trung Hoa là nơi sử dụng ba kích như một vị thuốc chữa bệnh sớm nhất. Loại dược liệu này đã xuất hiện trong ghi chép “Dược điển Trung Quốc” vào cuối đời nhà Thanh. Theo Đông y, rễ cây có vị ngọt, tính ấm, được dùng chủ yếu trong các bệnh lý liên quan đến tim, gan và thận với tác dụng bồi bổ, tăng cường lưu thông máu.
Đặc biệt, người dân Trung Quốc sử dụng rộng rãi ba kích để điều trị những vấn đề sinh lý ở nam giới như tráng dương, bổ thận, suy giảm ham muốn hay xuất tinh sớm. Bên cạnh đó, khi kết hợp với một số các loại thảo dược khác thì bài thuốc dày ruột kê có thể dùng trong chữa trị các bệnh xương khớp, huyết áp cao, suy giảm miễn dịch và tiêu hóa kém.
Còn đối với y học hiện đại, loại cây này được chứng minh là có các công dụng như sau:
- Chống viêm: Trong rễ dày ruột gà có chứa hoạt chất monotropein với đặc tính chống viêm cũng như ngăn ngừa tế bào ung thư khá mạnh. Thông qua các thử nghiệm trên chuột, chiết xuất rễ dày ruột gà cho thấy hiệu quả trong việc tổng hợp oxit nitric, từ đó giúp cải thiện tình trạng sưng tấy và hình thành các mô lympho T.
- Chống oxy hóa: Chiết xuất polysaccharide từ cây ba kích có khả năng làm giảm nồng độ malondialdehyde trong mô gan, mô cơ và máu. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng giúp tăng cường sản sinh các enzyme chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do cũng như làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Tìm hiểu thêm ba kích chữa được những bệnh gì ?
Dưới đây là những cách sử dụng loại dược liệu này phổ biến nhất mà bạn đọc có thể tham khảo:
Rượu ba kích có tác dụng gì ?
Bài rượu thuốc này thích hợp dùng cho các trường hợp nam giới suy giảm sinh lý, mất khả năng cương cứng và không có khoái cảm trong sinh hoạt giường chiếu. Các bước thực hiện như sau:
- Nguyên liệu: Rễ dày ruột kê (dùng loại tươi), bách bội tươi và rượu trắng.
- Cách chế biến: Các dược liệu đem rượu sạch, để cho ráo nước rồi cắt thành các khúc dài tầm 5cm đến 10cm. Sau khi vệ sinh bình ngâm thì cho rễ dày ruột kê và bách bội vào, thêm rượu trắng, sau đó đậy kín lại. Bạn nên bảo quản rượu thuốc ở nơi khô thoáng và kín gió, ngâm đến khi rượu chuyển sang màu tím nhạt là có thể dùng được.
Bài thuốc ba kích trị đau nhức xương khớp
Bài thuốc này thích hợp sử dụng với những người dễ bị đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển gió lạnh hoặc những người bị hạn chế di chuyển do sưng viêm khớp gối cấp tính.
- Nguyên liệu: Bách bộ, dày ruột kê, gừng tươi, ngũ gia bì, khương hoạt, đỗ trọng và quế tâm. Mỗi vị đều dùng 60g.
- Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sao thật khô trên chảo nóng, sau đó dùng gối đá nghiền nát thành bột mịn. Thêm vào hỗn hợp này một ít mật ong thô, trộn đều và nặn thành từng viên hoàn nhỏ. Mỗi ngày dùng một viên kèm với nước hoặc rượu đã hâm nóng.
Bài thuốc từ ba kích dùng bồi bổ cơ thể
Bài thuốc này cũng là dạng rượu thuốc, có tác dụng bổ thận tráng dương và tăng cường ham muốn ở nam giới. Trong khi đó, với phái đẹp, bài thuốc này lại có công dụng dưỡng da, cải thiện tình trạng mụn trên mặt và ngăn ngừa lão hóa.
- Nguyên liệu: Rễ cây dày ruột kê nhưng bỏ phần lõi, hoa cúc trắng, hoa cúc vàng, thục tiêu, câu kỷ tử, thục địa và phụ tử. Mỗi vị dùng 30g.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào chảo khô rang đến khi khô giòn, sau đó đem nghiền nát thành bột mịn. Tiếp đó cho bột vào bình thủy tinh, thêm rượu nếp và ngâm trong khoảng 3 đến 4 tuần. Mỗi lần dùng khoảng 1 chén hạt mít, uống lúc bụng đói là tốt nhất.
Ba kích có giá bao nhiêu?
Bạn có thể tìm mua dược liệu này dễ dàng tại bất kỳ hiệu thuốc hoặc các đơn vị khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Không những vậy, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bạn cũng có thể đặt mua dày ruột kê trên các shop bán hàng online, rất đơn giản và tiện dụng.
Theo như tìm hiểu của bài viết, ba kích được bày bán trên thị trường gồm hai dang sơ chế với giá thành như sau:
- Loại khô: Dao động trong khoảng từ 400.000 VNĐ đến 470.000 VNĐ cho một cân.
- Loại tươi: Dao động trong khoảng từ 250.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ cho một cân.
Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về dược liệu ba kích. Trong quá trình sử dụng vị thuốc này, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần ngay lập tức đi khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.