Bà bầu bị hắc lào gây ngứa ngáy khó chịu với các tổn thương mẩn ngứa, mụn nước trên bề mặt da. Điều này khiến cho mẹ bầu cảm thấy khổ sở, vậy bị hắc lào khi mang thai phải làm sao, bôi thuốc gì? Cùng tìm hiểu về thuốc bôi trị hắc lào ở bà bầu trong bài viết sau.
Bà bầu bị hắc lào phải làm sao?
Về bản chất, bệnh hắc lào ở bà bầu gây ra các thương tổn ngoài da nên ít gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, do nấm hắc lào có khả năng lây lan rất dễ dàng chỉ qua việc tiếp xúc da nên nếu bà bầu không được điều trị dứt điểm thì nguy cơ lây nhiễm cho bé là rất cao. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị hắc lào cho bà bầu cũng cần hết sức thận trọng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Các mẹ bầu bị hắc lào khi mang thai cần điều trị sớm trên bề mặt. Bên cạnh đó, cũng nên tham khảo thêm một số cách sử dụng lá trầu không để kích mầm bệnh ẩn ra. Nhiều người sử dụng cả thuốc Tây y và bài thuốc dân gian nhưng chỉ sau một thời gian, nó lại nổi lên lại đâu vào đấy, thậm chí lan to hơn, rộng hơn, nhiều hơn. Vì vậy, bà bầu cần phải kích mầm bệnh ẩn ra và tạo kháng thể thì mới trị dứt điểm được nhé.
Bà bầu bị hắc lào bôi thuốc gì?
Thuốc Tây y
Bà bầu bị hắc lào hay mắc bất cứ một bệnh lý nào thì việc sử dụng thuốc Tây cũng cần hết sức thận trọng. Bởi lẽ, đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Việc dùng thuốc Tây trong chữa hắc lào cho bà bầu thường được bác sĩ cân nhắc rất chặt chẽ. Một số loại thuốc Tây điển hình được sử dụng có thể kể đến như sau:
- Thuốc chống nấm: Thường ở dạng thuốc bôi ngoài da, có tác dụng tại chỗ nhằm hạn chế mức thấp nhất các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra toàn thân. Một số thuốc phổ biến như Miconazol hoặc Econazol.
- Thuốc giảm ngứa, thuốc chống viêm có tác dụng an thần: Loại thuốc này cũng thường dùng ở dạng bôi ngoài da và được dùng chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý quan trọng nhất khi dùng thuốc trị hắc lào cho bà bầu đó là cần sử dụng theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Chị em tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng sử dụng thuốc, không thay đổi loại thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn, không tự ý ngưng sử dụng thuốc nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bài thuốc dân gian
Dân gian có lưu lại một số phương pháp, bài thuốc chữa hắc lào có thể áp dụng cho bà bầu tại nhà như sau:
- Bài thuốc từ tỏi
Trong tỏi có chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh allicin, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại nấm và vi khuẩn. Vì thế, có thể dùng tỏi để chữa hắc lào cho bà bầu như sau:
Sử dụng 3-4 tép tỏi sống bỏ vỏ, giã nát rồi trộn đều với một chút dầu oliu. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị hắc lào, để yên trong 1-2 giờ, ngày đắp 2 lần cho tới khi các vết hắc lào được làm lành.
- Bài thuốc từ giấm táo
Trong giấm táo rất giàu acid lactic. Chất này có thể ức chế hoạt động của nấm Dermatophytes và giúp giảm ngứa, giảm viêm trên vùng da bị hắc lào. Cách sử dụng như sau:
Rửa sạch và lau khô vùng da bị bệnh hắc lào. Tiếp đến, lấy bông gòn sạch thấm giấm táo rồi thoa lên các vùng da bị bệnh. Ngày dùng 3 lần vào sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.
- Bài thuốc từ dầu dừa
Dầu dừa từ lâu đã nổi tiếng với công dụng giúp chống viêm, tiêu diệt nấm, làm dịu và làm mềm da do có chứa rất nhiều acid béo tốt như omega 3. Khi dùng dầu dừa trị hắc lào sẽ giúp vùng da bị bệnh bớt kích ứng, làm mềm lớp vảy sừng trên da và giúp chúng bong nhanh hơn. Ngoài ra, đây còn là cách trị hắc lào được đánh giá là lành tính nhất cho bà bầu. Cách sử dụng như sau:
Dùng bông sạch thấm dầu dừa rồi bôi một lớp mỏng trên vùng da bị bệnh hắc lào. Để yên trên da trong khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước ấm. Ngày bôi 3-4 lần cho tới khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Bài thuốc từ chuối xanh
Trong chuối xanh có rất nhiều nhựa. Phần nhựa này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm hắc lào đồng thời giúp bề mặt tổn thương mau se lại. Cách dùng chuối xanh chữa hắc lào cho bà bầu như sau:
Dùng 1 quả chuối tiêu xanh rửa sạch. Thái lát mỏng rồi đem đắp lên các vùng da bị hắc lào. Có thể chà nhẹ nhàng trên da để phần nhựa chuối phủ đều trên vùng da tổn thương. Ngày nên thực hiện 2 lần, làm đều đặn đến khi đạt được kết quả mong muốn.
Trên đây là những thông tin về thắc mắc bà bầu bị hắc lào phải làm sao và bôi thuốc gì? Các thông tin này chỉ có tính chất tham khảo và không thay thế cho những chỉ định chuyên môn từ bác sĩ chuyên môn. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!