Căn bệnh viêm phế quản vô cùng phổ biến có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Ai cũng có thể bị bệnh và điều cần làm là tuyệt đối không chủ quan. Chỉ một thời gian lơ là, viêm phế quản dễ tiến triển thành bệnh nặng gây hệ quả xấu đến sức khỏe.
Viêm phế quản là gì?
Nói một cách đơn giản, viêm phế quản là tình trạng tổn thương ở đường ống hô hấp của cơ thể. Đường ống này có chức năng luân chuyển không khí từ bên ngoài vào phổi và ngược lại. Khi có sự xâm nhập của virus, bụi bẩn,… sẽ khiến thành ống bị tổn thương gây nhiễm trùng, sưng to. Vết sưng càng lớn làm việc hô hấp khó khăn kéo theo các loại dịch, đờm.
Giống như đa phần các loại bệnh lý khác, bệnh viêm phế quản cũng được chia thành các cấp độ khác nhau. Ở mỗi cấp sẽ ứng với nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh khác nhau. Ngay sau đây bài viết sẽ cập nhật 02 cấp độ điển hình của viêm phế quản.
Lưu ý hai cấp độ này có mối tương quan gần gũi, từ viêm phế quản cấp (nhẹ) có thể tiến triển thành bệnh mãn tính (nặng) hoặc biến chứng (Đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già khi hệ miễn dịch suy yếu).
Viêm phế quản cấp tính
Cấp độ bệnh này còn có tên gọi khác là viêm khí phế mạc cấp tính. Nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh tình của bạn đang ở mức độ này có lẽ là tin vui khi viêm cấp tính sẽ khỏi trong khoảng 2 tuần. Bệnh do nhiễm trùng đường ống dẫn hô hấp bởi sự tấn công của virus lẫn trong dịch. Trong phần ống dẫn xuất hiện các chất nhầy và càng ho thì đường hô hấp càng sưng to hơn.
Viêm phế quản mãn tính
Cấp độ này có dấu hiệu hiệu bệnh giống như phần cấp tính song không thể tự khỏi sau vài tuần. Bệnh cần có phác đồ điều trị đúng đắn nếu không sẽ có biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản mãn tính bắt nguồn từ việc viêm, nhiễm trùng đường khí quản khiến hô hấp gặp nhiều khó khăn. Thời gian chu kỳ bệnh lặp lại liên tục trong năm khiến phần phế quản sưng to và tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản quá phổ biến khiến nhiều người lầm tưởng về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trên thực tế nhiều biến chứng của viêm phế quản đã xảy ra để lại hệ quả nặng nề về sức khỏe, đặc biệt với trẻ em sơ sinh và người cao tuổi. Do đó, khi nhận thấy các tín hiệu bệnh cần lập tức đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám điều trị. Một vài biến chứng nặng phát triển từ viêm phế quản bạn cần biết như sau:
- Viêm phổi: Tình trạng viêm phế quản lâu ngày sẽ làm hệ thống miễn dịch suy yếu. Và hơn hết, cơn ho khan/ có đờm kéo dài làm phổi bị tổn thương. Sau một thời gian từ viêm phế quản sẽ chuyển thành viêm phổi gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
- Viêm hen phế quản: Tình trạng hen gây nên các cơn khó thở nghiêm trọng ở người. Đáng nói hơn khi hen thường tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc.
- Bệnh lý về tim mạch: Thoạt đầu có thể thấy rằng ít có khả năng phế quản và tim có mối quan hệ nhưng trên thực tế viêm phế quản kéo dài gây nên nhiều bệnh về tim mạch. Cụ thể các cơn ho chứa nhiều virus xâm nhập vào nhiều bộ phận khác lân cận. Và tim chính là nơi trọng yếu gần đó nhất. Khi bị virus/ dịch tác động chức năng hoạt động của tim sẽ bị giảm đi nhiều.
- Suy nhược cơ thể: Ho, sốt, dịch đờm kéo dài nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi. Khi ăn uống không ngon, ngủ không sâu giấc cộng với miễn dịch suy giảm là đòn chí mạng tới cơ thể. Từ đây các loại bệnh nền khác trong cơ thể có dịp tiến triển mạnh.
Dấu hiệu viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Mỗi đối tượng bị bệnh sẽ có các dấu hiệu khác nhau rõ ràng. Riêng với người trưởng thành, chúng ta có các triệu chứng bị bệnh như sau:
- Ho nhiều và kéo dài: Đây là biểu hiện thường thấy ở người bị bệnh viêm phế quản. Khi nghe tiếng ho, tần suất ho,… y bác sĩ có thể xác định được nguồn gốc của bệnh. Khi bị bệnh viêm phế quản, ở người lớn xuất hiện những cơn ho thường xuyên. Một vài trường hợp có thể ho khan, ho có đờm, ho ra máu, dịch nhầy hay theo từng luồng hoặc cảm giác muốn ho thường trực.
- Sốt kèm tức ngực: Sốt cũng là triệu chứng phổ biến ở người lớn khi bị bệnh viêm phế quản. Cấp độ sốt có thể phân thành nhiều loại khác nhau như sốt ở mức cao theo từng cao, sốt nhẹ hoặc cũng có thể là sốt âm ỉ không giảm.
Riêng với trẻ em khi nhận thấy có các dấu hiệu sau đây có thể trẻ đã bị viêm phế quản:
- Nhịp thở tăng nhanh rõ rệt: Khi nghe thấy trẻ thở hơn 60 lần/ phút (trẻ dưới 6 tháng tuổi), hơn 50 lần/ phút (trẻ dưới 1 tuổi), hơn 40 lần/ phút (trẻ dưới 5 tuổi)…. Đây là số lần thở nhanh – một trong dấu hiệu của triệu chứng viêm phổi cấp ở trẻ nhỏ
- Thở khò khè và lồng ngực có dấu hiệu rút lõm: Khi trẻ ngủ, bố mẹ sẽ nghe thấy những tiếng khò khè trong ngực và đường thở của con. Quan sát bằng mắt thường thấy phần lồng ngực bị rút lõm xuống khi bé thở.
- Ngủ li bì, mệt mỏi, biếng ăn và khó đánh thức: Khi bị mắc bệnh viêm phế quản, các cơn ho, khó thở kéo đến ngày càng nhiều. Trẻ sẽ mất cảm giác muốn ăn và sẽ ngủ li bì kể cả ban ngày. Hơn nữa mỗi lần đánh thức trẻ sẽ khó khăn, khi thức dậy cũng quấy khóc nhiều.
- Phát ban đỏ tay chân/ toàn thân: Nhiều trường hợp ghi nhận trẻ bị bệnh viêm phế quản có mảng ban đỏ. Thông thường sẽ nổi dưới da và lan rộng ra toàn thân khi bệnh diễn tiến nặng.
Nguyên nhân viêm phế quản
Dựa vào cấp độ bệnh có thể phân loại nguyên nhân – nguồn gốc của bệnh. Với viêm phế quản cấp tính: Mức độ bệnh này xuất hiện khá nhiều và thời hết hoàn toàn sau một thời gian điều trị hoặc hạn chế tác nhân gây bệnh khác.
- Bệnh thông thường như cảm cúm trong thời gian dài dẫn đến nhiễm trùng đường thở do virus xâm nhập.
- Do tác động từ các chất độc hại vào phổi – phế quản hằng ngày. Cụ thể như hoàn cảnh làm việc ở nơi nhiều bụi mịn (cơ sở cắt hàn gang thép sắt), bụi từ giao thông, môi trường sống thường ngày hay khói thuốc lá.
Với bệnh viêm phế quản mãn tính: Nếu các tình trạng tác động như trên tái đi tái lại nhiều lần và không có biện pháp điều trị sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn. Ngoài các ảnh nguyên nhân thuộc viêm phế quản cấp còn có yếu tố gây bệnh sau đây:
- Bẩm sinh dễ bị viêm phế quản: Một vài trường hợp bệnh nhân mang yếu tố di truyền dễ bị viêm phế quản mãn. Nếu ông bà, cha mẹ hoặc người thân gần gũi nào đó mắc bệnh viêm phế quản thì thế hệ con cháu rất có thể bị bệnh tương tự. Đáng nói hơn tình trạng này không thể chữa khỏi hoàn toàn mà lặp đi lặp lại thường xuyên.
- Người có tiền sử bị bệnh về hô hấp hoặc chứng trào ngược dạ dày: Nguyên nhân này thường gặp nhiều ở trẻ em trong độ tuổi bú sữa mẹ. Bởi vì giai đoạn này rất dễ bị đầy hơi, khóc nhiều dẫn đến nôn ói gây tích tụ dịch vùng phế quản – phổi. Hoặc người lớn thường xuyên chướng bụng do trào ngược dạ dày cũng tăng tỉ lệ bị viêm phế quản cao.
- Người bị bệnh viêm phế quản cấp tái phát nhiều lần: Như đã nói ở trên, mới đầu bệnh chỉ dừng ở mức cấp tính và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng ở vài trường hợp không chú trọng việc trị tận gốc từ đầu khiến bệnh liên tục tái phát. Sau một thời gian vùng phế quản bị tổn thương dẫn đến không thể phục hồi.