Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là tình trạng tự viêm toàn cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp. Bệnh có nguy cơ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như da, tim, gan,… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là gì?
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là tình trạng cơ thể tự viêm nhiễm, gây ra những tổn thương ở nội tạng, dẫn đến viêm khớp. Bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch kém, nhiều nhất ở năm thứ hai của cuộc đời cho tới khi trưởng thành.
Biểu hiện viêm khớp chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, các tổn thương ngoài khớp thường nặng, kéo dài, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em.
Nguyên nhân gây viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống
Trên thực tế, cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống.
Có thể thấy rằng, hầu hết các dạng viêm khớp thiếu niên tự phát xảy ra khi hệ thống miễn dịch thích ứng hoạt động quá mức, rối loạn, tấn công vào các mô và tế bào khỏe mạnh. Điều này thường được gọi là bệnh tự miễn.
Tuy nhiên viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống có thể là một tình trạng tự viêm làm kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Điều này khiến hệ miễn dịch bẩm sinh hoạt động mạnh ngay cả khi không có nhiễm trùng nào trong cơ thể.
Do không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nên quá trình điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống khá phức tạp. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống:
Triệu chứng tại khớp
- Đau khớp: đây là triệu chứng điển hình của bệnh, được phát hiện trong giai đoạn sớm
- Viêm khớp: những khớp thường bị ảnh hưởng có thể là khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối,…
Triệu chứng ngoài khớp
- Sốt: một số người bệnh gặp phải những cơn sốt sau đợt viêm khớp. Đôi khi sốt kèm ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ thể vào buổi chiều tối
- Phát ban: xuất hiện những vòng tròn màu hồng trên da, với đường kính từ 2 – 10mm
- Đau bụng: một số trẻ có biểu hiện đau bụng cấp hoặc đau âm ỉ
- Một số triệu chứng khác: tổn thương tim, tràn dịch màng phổi, tổn thương hệ liên võng nội mô, giảm tri giác,…
Khi nhận thấy một trong những dấu hiệu kể trên, các bậc phụ huynh nên đưa con trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống
- Hội chứng kích hoạt đại thực bào (MAS)
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống, là một phản ứng viêm lan rộng toàn bộ cơ thể. Nguy cơ mắc bệnh sẽ có xu hướng gia tăng khi trẻ thay đổi thuốc, nhiễm virus hoặc có đợt viêm cấp.
- Dị dạng khớp, hỏng khớp
Trong trường hợp viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống không được chữa trị kịp thời có thể làm hỏng khớp, hạn chế khả năng vận động. Bên cạnh đó, tình trạng viêm còn làm ảnh hưởng đến khớp hàm, dị dạng ở cằm và làm suy giảm chức năng của cột sống cổ.
- Còi xương, xương dị dạng
Một trong những biến chứng của viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là còi cọc hoặc khiến xương phát triển bất bình thường, có thể là một bên chân, tay dài hoặc ngắn hơn bên còn lại.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng Corticosteroid trong điều trị cũng có thể làm xương bị giòn, tăng nguy cơ loãng xương ở trẻ.
- Vấn đề về phổi và tim
Không chỉ ảnh hưởng đến xương, viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống làm tăng áp lực lên động mạch phổi, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ. Ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng đến những động mạch bên phải tim.
- Cao huyết áp
Bởi động mạch bị thu hẹp, tim phải tăng cường hoạt động để đảm bảo quá trình lưu thông máu, dẫn đến bệnh cao huyết áp.
- Thiếu máu
Một trong những biểu hiện điển hình của viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống là thiếu máu. Thiếu máu là hậu quả của tình trạng viêm mãn tính. Mất máu thứ phát thường xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm dẫn đến mất máu mạn tính ở dạ dày – ruột.
Ngoài ra biến chứng này còn có thể xảy ra do suy tụy hoặc do huyết tán tự miễn. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu quá trình chống viêm diễn ra tốt.
Chẩn đoán bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống
Để chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống, các bác sĩ sẽ cần thực hiện một số chẩn đoán sau:
Chẩn đoán lâm sàng:
- Khám sức khỏe tổng quát
- Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng ở các khớp
- Xác định mức độ đau nếu có
- Kiểm tra và đo đạc chiều dài các chi để xác định sự chênh lệch
Chẩn đoán cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm globulin miễn dịch đa dòng
- Xét nghiệm dịch khớp
- Chụp x – quang để xác định những bất thường trên xương
- Chụp x – quang gan, phổi, lá lách
- Chụp cộng hưởng từ (nếu đủ điều kiện)
- Tiến hành siêu âm tim
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt để loại trừ các bệnh về xương khớp khác cũng như chẩn đoán biến chứng để xác định bệnh.
Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống
Để cải thiện những triệu chứng của viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
- Thuốc Tây
Các loại thuốc này giúp đẩy lùi các biểu hiện sưng đau của viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được dùng bao gồm: thuốc chống viêm không steroid, corticoid, interleukin-6 (IL-6) và interleukin-1 (IL-1) (thuộc nhóm thuốc sinh học), thuốc chống suy khớp.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng tới gan thận, gây giòn xương, loãng xương,…
- Các bài thuốc Nam
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, khá an toàn và mang lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để nhận được kết quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài.
- Vật lý trị liệu và tập thể dục:
Bên cạnh các loại thuốc điều trị, việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, áp dụng các động tác vật lý trị liệu từ bác sĩ cũng giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
- Liệu pháp khác
Bao gồm liệu pháp miễn dịch, ghép tế bào mầm tự thân – những liệu pháp này sẽ được chỉ định trong những trường hợp cần thiết.
Theo dõi và kiểm soát viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống
Trong quá trình điều trị, trẻ cần được bố mẹ cho khám sức khỏe định kỳ 1 tháng 1 lần để kiểm soát tốt sự tiến triển của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có những gia giảm phù hợp về liều lượng thuốc cũng như điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được khám lâm sàng và cận lâm sàng thường xuyên để phát hiện những biến chứng trong thời gian sớm nhất. Bởi bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống khá nguy hiểm, do đó khi thấy có triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn cần đưa con trẻ đến các cơ sở y tế uy tín.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức sức khỏe hữu ích. Bệnh được đánh giá khá nguy hiểm, bởi vậy, phụ huynh không nên chủ quan vì có thể dẫn đến những biến chứng khó lường cho con trẻ.