Viêm khớp ngón tay là bệnh lý dễ gặp phải ở người làm công việc văn phòng, lao động tay nhiều và ở người già. Ngón tay cái, ngón giữa là 2 ngón dễ mắc bệnh. Hãy cùng xem những thông tin về viêm khớp ngón tay chi tiết hơn trong bài viết sau.
Triệu chứng viêm khớp ngón tay
Đau khớp ngón tay
Trong giai đoạn sớm nhất, triệu chứng viêm khớp ngón tay sẽ gây ra cảm giác đau rát bên trong khớp ngón tay của người bệnh. Họ có thể trải qua cơn đau này sau một ngày hoạt động, sử dụng tay nhiều hơn bình thường. Triệu chứng đau ở giai đoạn đầu của viêm khớp ngón tay sẽ xuất hiện và mất đi nhanh chóng.
Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, lớp sụn sẽ biến mất. Nếu không có sụn bảo vệ và để đệm các khớp thì người bệnh bị đau ngay cả khi không sử dụng đến bàn tay, hoặc khi sử dụng chúng rất ít. Cơn đau trở nên nghiêm trọng đến nỗi nó đánh thức bạn dậy khỏi những giấc ngủ ngon.
Sưng ở khớp ngón tay
Các mô và sụn trong bàn tay và ngón tay được thiết kế để đem lại tác dụng bảo vệ các khớp. Nếu khớp bị tổn thương quá mức hoặc bị hư hỏng, các mô nối khớp có thể sưng lên .
Triệu chứng sưng này có thể làm cho ngón tay và bàn tay của bạn xuất hiện bọng to hơn bình thường.
Cứng khớp ngón tay
Triệu chứng viêm khớp ngón tay tiếp theo đó là cứng khớp, người bệnh khó có thể thực hiện cầm,nắm hoặc co duỗi ngón tay.
Cứng khớp ngón tay đặc biệt phổ biến hơn vào buổi sáng ngủ dậy, khi bạn không sử dụng khớp trong vài giờ. Biểu hiện này cũng xảy ra sau một ngày dài làm việc khiến các khớp bị căng thẳng hơn bình thường.
Biến dạng khớp
Sụn khớp của bạn có thể mòn đi trong thời gian viêm phát triển. Ngoài ra, các mô và dây chằng có tác dụng giữ các khớp sẽ dần yếu đi trong khi viêm khớp tiến triển. Hai điều này kết hợp lại có thể gây dị tật ở ngón tay và bàn tay của bạn.
Khi tình trạng xấu đi, sự biến dạng sẽ rõ ràng hơn.
Ấm, nóng khớp ngón tay
Triệu chứng viêm khớp ngón tay này xảy ra khi khớp bị hư hỏng, dây chằng và các mô xung quanh khớp có thể bị viêm. Hiện tượng viêm này sẽ làm cho khớp cảm thấy ấm lên.
Ngoài ra, nó cũng gây ra dấu hiệu đỏ xung quanh khớp và có thể giúp người bệnh nhận biết.
Nếu bạn nhận ra các triệu chứng viêm khớp ngón tay, hãy hẹn gặp bác sĩ . Họ có thể giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị giúp giảm đau và phục hồi thương tổn ở khớp.
Viêm khớp ngón tay cái
Viêm khớp ngón tay cái có thể gây đau dữ dội, sưng và giảm sức mạnh và phạm vi chuyển động, ngay cả việc thực hiện một số động tác đơn giản cũng trở nên khó khăn, chẳng hạn như nắm chốt cửa và mở nắp chai lọ.
Viêm khớp ngón tay thường xảy ra khi lão hóa. Trước chấn thương hoặc sau chấn thương cũng có thể gây viêm khớp ngón tay cái.
Nguyên nhân viêm khớp ngón tay cái
Với một khớp ngón tay cái bình thường, sẽ có phần sụn trên các đầu của xương – hoạt động như một tấm đệm và cho phép hoạt động của các xương trượt trơn tru với nhau. Nhưng khi viêm khớp ngón tay cái, sụn ở các đầu xương bị thoái hóa và bề mặt nhẵn của nó bị nhám. Các xương sau đó chà xát vào nhau, dẫn đến ma sát và tổn thương khớp.
Nguy hiểm có thể dẫn đến như sự phát triển của xương mới dọc tại hai bên của xương(gai xương), tạo ra khối u trên khớp ngón tay cái của bạn.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp ngón tay cái của bạn bao gồm:
- Giới tính nữ.
- Tuổi trên 40 năm.
- Béo phì.
- Một số điều kiện về di truyền, chẳng hạn như làm lỏng lẻo dây chằng và khớp bị biến dạng.
- Chấn thương khớp ngón tay cái như gãy xương và bong gân.
- Các bệnh làm thay đổi cấu trúc bình thường và chức năng của sụn như viêm khớp dạng thấp.
- Các hoạt động và công việc gây tác động nhiều tới khớp ngón cái.
Chẩn đoán viêm khớp ngón tay cái
Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng viêm khớp ngón tay cái và tìm những vết sưng hoặc cục u trên khớp.
Bác sĩ có thể giữ khớp để tạo áp lực chống lại xương cổ tay trong khi bạn vẫn di chuyển ngón tay cái. Nếu chuyển động này tạo ra âm thanh, gây đau hoặc cảm giác khó chịu, sụn có thể bị mòn và xương đang cọ sát vào nhau.
Kỹ thuật hình ảnh, thường là chụp là X-quang, có thể tiết lộ các dấu hiệu của viêm khớp ngón tay cái, bao gồm:
- Xương
- Sụn bị mòn
- Mất không gian chung
Viêm khớp ngón tay giữa
Ngoài ngón tay cái thì viêm khớp ngón tay giữa cũng có tương đối nhiều trường hợp mắc phải. Nếu có dấu hiệu của sự xuất hiện các cơn đau ở ngón tay giữa kéo dài trong nhiều ngày cộng thêm mức độ đau tăng lên thì bạn nên cảnh giác. Đây không phải là một cơn đau thông thường, nó có thể đang cho bạn biết mần mống của viêm khớp ngón tay giữa.
Bệnh thường được thấy ở người lớn tuổi hoặc người làm công việc văn phòng (đánh máy tính 7 – 8 tiếng mỗi ngày), lao động nặng nhọc hay sử dụng tới đôi tay.
Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp ngón tay giữa có thể do thói quen xấu hằng ngày lúc sinh hoạt
Triệu chứng của viêm khớp ngón tay giữa cũng giống với căn bệnh viêm khớp ngón tay nói chung hoặc ngón cái. Những biểu hiện như sưng đỏ, đau… do sự tổn thương của cơ, bao gân, dây chằng và lớp sụn.
Tình trạng đau ngón tay giữa là biểu hiện đặc trưng và phổ biến nhất. Nhưng đa số mọi người lại thờ ơ, coi thường triệu chứng này, từ đó tạo tiền đề cho bệnh phát triển nặng thêm.
Viêm khớp ngón tay giữa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến cử động (việc cầm nắm) và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh viêm khớp ngón tay nói chung và viêm khớp ngón tay giữa nói riêng tồn tại thuộc tính đối xứng. Điều này có thể được hiểu như, nếu ngón tay giữa của bàn tay bên trái mắc bệnh thì nguy cơ phía bên tay phải cũng bị bệnh là rất cao.
Điều trị viêm khớp ngón tay
Viêm khớp ngón tay không phải đơn thuần chỉ gây khó khăn trong vận động hoặc dẫn đến cơn đau trong cuộc sống. Do đó, điều quan trọng của người bệnh là phải tìm sự giúp đỡ sớm để việc điều trị viêm khớp ngón tay có thể được bắt đầu và nhanh chóng trở lại làm việc hay thực hiện những gì quan trọng nhất đối với bạn.
Điều trị không phẫu thuật
Các lựa chọn điều trị viêm khớp ngón tay bao gồm thuốc, nẹp, tiêm và phẫu thuật, và được xác định dựa trên:
- Viêm khớp đã tiến triển đến mức nào
- Bao nhiêu khớp có liên quan
- Tuổi tác, mức độ hoạt động và các điều kiện y tế khác
Thuốc tây cho người bị viêm khớp ngón tay
Thuốc tây chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng nhưng không thể phục hồi sụn khớp hoặc tổn thương ở khớp. Các loại thuốc phổ biến nhất cho viêm khớp ngón tay là thuốc chống viêm, ngăn chặn cơ thể sản xuất hóa chất gây sưng khớp và đau. Ví dụ về thuốc chống viêm bao gồm các loại thuốc như acetaminophen và ibuprofen.
Glucosamine và chondroitin được phổ biến rộng rãi là các chất bổ sung chế độ ăn uống hoặc “nutraceuticals”. Nutraceuticals không phải là thuốc. Thay vào đó, chúng là những hợp chất cấu thành nên sụn. Tuy nhiên, nutraceuticals vẫn chưa được nghiên cứu có thể điều trị viêm khớp ngón tay và lưu ý rằng các hợp chất này có thể gây tương tác tiêu cực cùng với các loại thuốc khác. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vào chế độ ăn uống.
Tiêm
Khi phương pháp điều trị đầu tiên với thuốc chống viêm không còn thích hợp, thì lúc này người bệnh sẽ cân nhắc tới sử dụng thuốc tiêm. Chúng chứa thuốc gây mê lâu dài và một loại steroid có thể làm giảm đau trong nhiều tuần đến vài tháng. Các mũi tiêm có thể được lặp đi lặp lại, nhưng người bệnh cần giới hạn nó, chỉ vài lần, do các tác dụng phụ dễ xảy ra, chẳng hạn như làm trắng da, suy yếu các dây chằng, cơ và nhiễm trùng.
Nẹp khớp
Tiêm thường được kết hợp với phương pháp nẹp khớp ngón tay đang bị ảnh hưởng. Nẹp giúp hỗ trợ khớp bị viêm như để giảm bớt tác động từ việc sử dụng thường xuyên. Nẹp thường được đeo trong thời gian các khớp tổn thương.
Phải chú ý đến một số điều khi áp dụng nẹp khớp:
- Không được nẹp quá chặt hoặc nẹp lớn để cho phép người bệnh sử dụng chức năng của ngón tay.
- Đeo nẹp quá lâu có thể dẫn đến suy giảm cơ (teo cơ). Cơ bắp đem lại tác dụng trong việc ổn định các khớp bị thương, do đó teo cơ nên được ngăn chặn.
Điều trị viêm khớp ngón tay bằng phẫu thuật
Nếu tất cả các biện pháp điều trị trên không đem lại được kết quả tốt thì phẫu thuật thường sẽ được nhắc tới. Có rất nhiều lựa chọn phẫu thuật. Quá trình điều trị viêm khớp ngón tay bằng phẫu thuật giúp người bệnh trở lại chức năng vốn có của ngón tay.
Mục tiêu của việc phẫu thuật thay khớp là để giảm đau và phục hồi chức năng. Cũng như với việc thay thế khớp hông và đầu gối, hiện nay đã có những cải tiến đáng kể trong phẫu thuật điều trị thay thế khớp ngón tay.
Các khớp nối thay thế được làm bằng vật liệu chẳng hạn như gốm hoặc các bộ phận kim loại và nhựa dài, giúp cải thiện chức năng và tuổi thọ của khớp nối thay thế.
Hầu hết các khớp chính trên ngón tay đều có thể thay thế được. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cần được huấn luyện tốt, có kinh nghiệm.
Bài tập giảm đau khớp ngón tay
Bài tập tay có tác dụng tăng cường cơ bắp hỗ trợ các khớp ngón tay. Điều này có thể giúp bạn thực hiện các cử động tay dễ dàng và ít cảm thấy khó chịu hơn.
Tập luyện bài tập này cũng đem lại nhiều lợi ích tới cho dây chằng từ đó mà cải thiện được phạm vi chức năng chuyển động của tay.
Cuối cùng, tập thể dục có thể làm tăng khả năng sản xuất dịch khớp, phục hồi chức năng khớp.
Bài tập 1: Nắm đấm
Bạn có thể thực hiện bài tập này một cách dễ dàng ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào bàn tay xuất hiện triệu chứng đau, cứng.
Bắt đầu bằng cách giữ tay trái và tất cả các ngón tay duỗi thẳng.
Sau đó, từ từ uốn cong bàn tay của bạn thành một nắm tay, đặt ngón tay cái của bạn ở bên ngoài bàn tay. Hãy nhẹ nhàng, đừng siết chặt quá.
Mở bàn tay trở lại cho đến khi ngón tay được đặt thẳng một lần nữa.
Thực hiện bài tập khoảng 10 lần ở tay bên trái. Sau đó lặp lại tương tự với tay phải.
Bài tập 2: Gập ngón tay
Bắt đầu ở vị trí tương tự như trong bài tập trên, với bàn tay trái được giữ thẳng.
Uốn cong ngón tay cái xuống lòng bàn tay của bạn. Giữ nó trong vài giây.
Duỗi ngón tay cái của bạn trở lại.
Sau đó, tiếp tục uốn ngón tay trỏ xuống lòng bàn tay. Giữ nó trong vài giây. Sau đó duỗi thẳng nó.
Lặp lại với mỗi ngón tay trên bàn tay trái. Sau đó lặp lại toàn bộ ngón tay trên tay phải.
Bài tập 3: Uốn cong ngón tay cái
Đầu tiên, giữ tay trái của bạn với tất cả các ngón tay đều duỗi thẳng.
Uốn cong ngón tay cái vào trong lòng bàn tay.
Cố gắng kéo căng ngón cái chạm ngón út thì càng tốt. Nếu bạn không thể tiếp cận đươc thì đừng lo lắng. Chỉ cần kéo ngón tay cái của bạn càng xa càng tốt.
Giữ vị trí này trong một hoặc hai giây, sau đó đưa ngón tay cái về vị trí ban đầu.
Lặp lại 10 lần. Sau đó làm tương tự với tay phải.
Bài tập 4: Tạo một chữ ‘O’
Bắt đầu bằng tay trái và ngón tay thẳng.
Cong tất cả các ngón tay vào trong cho đến khi chúng chạm vào nhau. Vào lúc này, các ngón tay sẽ tạo thành hình dạng của chữ “O”.
Giữ nguyên động tác trong vài giây. Sau đó duỗi thẳng ngón tay.
Lặp lại bài tập này một vài lần mỗi ngày trên mỗi bàn tay. Bạn có thể làm điều này bất cứ khi nào bàn tay cảm thấy có dấu hiệu đau hoặc cứng.
Bài tập 5
Đặt các ngón tay như trong hình, với ngón cái chỉ lên.
Giữ yên ngón tay cái và đồng thời uốn cong bốn ngón tay khác vào trong cho đến khi bàn tay của bạn tạo thành hình chữ “L”.
Giữ động tác trong vài giây, và sau đó duỗi thẳng ngón tay để di chuyển chúng trở lại vị trí bắt đầu.
Lặp lại 10 lần, và sau đó thực hiện nốt bên tay phải.
Bài tập 6: Nâng ngón tay
Đặt lòng bàn tay trái lên trên mặt phẳng (bàn làm việc).
Bắt đầu bằng cách nhấc từng ngón tay ra khỏi bàn một cách chậm rãi.
Giữ mỗi ngón tay trong một hoặc hai giây rồi hạ thấp ngón tay.
Làm bài tập tương tự với tất cả ngón tay của bàn tay trái.
Sau khi bạn đã hoàn thành ở tay trái, lặp lại toàn bộ ở bên tay phải.
Bài tập 7: Căng cổ tay
Đừng quên phần cổ tay của bạn, bởi chúng cũng có thể bị đau và cứng từ viêm khớp ngón tay gây nên.
Để thực hiện bài tập cổ tay này, hãy đưa thẳng cánh tay phải của bạn ra với lòng bàn tay hướng úp xuống đất.
Sau đó dùng tay trái nhẹ nhàng ấn bàn tay phải xuống cho đến khi bạn cảm thấy cổ tay và cánh tay bị căng ra.
Giữ vị trí trong vài giây.
Lặp lại 10 lần. Sau đó, đổi tay.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm khớp ngón tay, trong đó bao gồm ngón tay cái và giữa. Hãy nhớ rằng, cần gấp rút tìm tới cơ sở khám chữa bệnh mỗi khi phát hiện triệu chứng khả nghi. Chúc bạn luôn mạnh khỏe !!!