Viêm đĩa đệm đốt sống biểu hiện cho hiện tượng nhiễm trùng tại các đĩa đệm của cột sống. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do vi khuẩn. Tuy không phổ biến nhưng căn bệnh này có thế gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Chính vì vậy, việc điều trị cần được thực hiện sớm nhất có thể. Mời bạn đọc theo dõi thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Viêm đĩa đệm đốt sống là gì?
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và phát triển trên các đĩa đệm và cột sống sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Các chuyên gia gọi đó là viêm đĩa đệm ở đốt sống. Tài liệu cho thấy, loại viêm nhiễm này rất hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh chỉ chiếm 1/100.000. Tuy nhiên, nếu đã xuất hiện, nó sẽ gây ra các triệu chứng điển hình và đau đơn cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em.
Tác nhân gây ra viêm nhiễm trên đốt sống hoạt động theo cơ chế như sau: Vi khuẩn tạo mủ gây ra các tổn thương cho vùng cột sống, trong đó có đĩa đệm và đốt sống. Chúng lây lan do theo các vết áp xe, mụn nhọt, bạch huyết hoặc tĩnh mạch. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể gây tổn thương sau khi người bệnh trải qua phẫu thuật ở điều kiện không tốt.
Theo đó, đĩa đệm chính là bộ phận bị vi khuẩn tác động đầu tiên, sau đó mới đến thân của đốt sống và các khu vực xung quanh. Tác nhân này đã trực tiếp giải phóng enzyme khiến chất nhầy bị tiêu hủy. Chính vì vậy mà người bệnh phải chịu các cơn đau do khô cứng khớp.
Viêm đĩa đệm đốt sống thường xảy ra ở đốt sống lưng. Tuy nhiên, không thể loại trừ các trường hợp ở vị trí khác trên cột sống. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn kéo theo viêm tủy xương. Lúc này, việc điều trị sẽ trở lên khó khăn hơn và để lại các hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ra viêm đĩa đệm cột sống
Nghiên cứu cho thấy, viêm đĩa đệm đốt sống xuất hiện do các vi khuẩn và vi sinh vật xâm nhập, đi qua máu theo nhiều hình thức và gây bệnh trên đĩa đệm. Trong đó, các nhiễm trùng ở tai và da có khả năng lây lan sang cột sống nhanh nhất.
Các bác sĩ cho biết, loại vi khuẩn này có tên là Staphylococcus aureus. Nó xuất hiện trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, một số khác được gây ra bởi Staphylococcus epidermidis hoặc Escherichia coli.
Đĩa đệm là bộ phận quan trọng đối với hoạt động của xương khớp. Trong đó, lượng bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây hại ở bộ phận này. Do vậy, thiếu dinh dưỡng và rối loạn lưu thông máu cũng là một nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm ở đĩa đệm.
Dấu hiệu của viêm đĩa đệm đốt sống
Viêm nhiễm tại đĩa đệm cột sống gây ra nhiều vấn đề cho người bệnh. Các triệu chứng có thể diễn biến dữ dội theo thời gian. Trong đó, cột sống lưng và thắt lưng là hai vị trí chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, rồi mới đến đốt sống cổ.
Theo các chuyên gia, người bệnh có thể nhận biết viêm đĩa đệm đốt sống qua các triệu chứng sau đây:
- Các cơn đau lưng diễn ra với tần suất dày đặc.
- Phần da ở khu vực bị viêm bị mềm và nhạy cảm hơn so với các vùng khác.
- Cột sống thắt lưng xuất hiện dấu hiệu co cứng, đau nhức.
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu.
- Việc đi đứng trở nên khó khăn, thẩm chỉ việc đứng lâu một chỗ cũng khiến người bệnh khó chịu.
- Người bệnh gặp khó khăn khi chuyển đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
- Các cơn đau đầu triền miên khiến người bệnh mất ngủ.
- Người bệnh có dấu hiệu chán ăn, mất cảm giác với đồ ăn.
- Khi ngủ, người bệnh khó có thể chuyển mình bởi các cơn đau sẽ dữ dội hơn.
- Cấu trúc cột sống có thể bị thay đổi (cong hoặc vẹo).
Có thể thấy, viêm nhiễm đĩa đệm đốt sống gây ra rất nhiều triệu chứng trên cơ thể. Mỗi dấu hiệu đều khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều trở ngại. Việc mất ngủ, chán ăn có thể khiến cơ thể suy kiệt.
Điều trị viêm đĩa đệm cột sống
Viêm đĩa đệm đốt sống diễn biến theo từ nhẹ cho tới nặng. Quá trình điều trị căn bệnh này có thể gặp nhiều vấn đề do lưu thông máu. Dựa vào thể trạng và giai đoạn, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị tại nhà
Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà. Chuyên gia khuyến cáo rằng, chế độ ngủ nghỉ có ý nghĩa to lớn trong điều trị viêm nhiễm ở cột sống. Do đó, trong thời gian này, người bệnh nên hạn chế hoạt động để đĩa đệm tái hòa nhập lại với cấu trúc của cơ thể.
Theo đó, người bệnh nên nghỉ ngơi trên giường trong vòng nửa tháng. Trong trường hợp cần đi khỏi, người bệnh cần được sử dụng nẹp để cố định. Dụng cụ này được bác sĩ chỉ định áp dụng trong vòng 3 đến 6 tháng để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc kháng sinh trong tiêu viêm là phương pháp được các bác sĩ lựa chọn. Các loại thuốc này được đưa vào cơ thể qua tĩnh mạch nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Việc này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà.
Theo các bác sĩ, người bệnh sẽ được yêu cầu tiêm một số thuốc kháng viêm mạnh trong khoảng từ 6 đến 8 tuần. Trong quá trình áp dụng phương pháp này, người bệnh cần chú ý tới nhiệt độ của cơ thể và giữ tinh thần ổn định.
Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh ở giai đoạn nặng hoặc không thể đáp ứng thuốc kháng sinh, can thiệp bằng phẫu thuật sẽ được chỉ định. Phương pháp này giúp loại bỏ toàn bộ viêm nhiễm trên đĩa đệm và ngăn chặn nó lây lan rộng hơn.
Mặc dù được đánh giá là hiệu quả nhưng phẫu thuật có thể gây ra nhiều di chứng về sau. Người bệnh cần chú ý quan sát và thực hiện đúng hướng dẫn để thời gian hậu phẫu diễn ra suôn sẻ.
Trên đây là một số thông tin về căn bệnh viêm đĩa đệm đốt sống. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý nhiều hơn trong chế độ ăn uống và tập luyện để phòng bệnh tái phát. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!