Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng xương khớp. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, đây là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh gặp các vấn đề về cột sống, chấn thương tứ chi,… Vậy, kỹ thuật này được sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu được gọi với tên tiếng Anh là Physical therapy (PT). PT sử dụng các bài tập thể hình được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm giảm đau, định hình cấu trúc, tăng cường khả năng vận động của xương khớp. Đây là cũng là phương pháp giúp người bệnh ngăn chặn chứng bại liệt.
Vật lý trị liệu có thể được sử dụng trong nhiều căn bệnh ở giai đoạn cấp tính và mãn tính. Ngoài việc cải thiện chức năng về thể chất, các bài tập PT còn giúp khôi phục hoạt động của hệ thần kinh, hô hấp và cả nội tiết.
Biện pháp này không hề sử dụng các hóa chất, kháng sinh, thuốc đặc trị,… Thay vào đó, PT tập trung vào việc xoa bóp, nắn, bấm huyệt, chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chính vì vậy, nó được đánh giá là an toàn và không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
PT có thể được thực hiện tại nhà theo các hướng dẫn từ bác sĩ. Tuy nhiên, một số bài tập có độ khó cao, nếu làm sai cách, người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề khác. Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở có chuyên môn để cải thiện tình trạng bệnh của bản thân.
Tác dụng của vật lý trị liệu
Phương pháp này xuất hiện từ rất lâu đời. Theo các chuyên gia, nếu thuốc điều trị đi sâu vào bên trong thì vật lý trị liệu có ảnh hưởng từ bên ngoài. Kết hợp hai phương pháp này, người bệnh có thể đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.
Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, các bài tập PT đem đến nhiều công dụng cho người bệnh. Chính vì vậy, số người bệnh đang theo phương pháp này ngày một tăng cao. Theo đó, PT đem đến các công dụng sau đây:
- Giảm thiểu các cơn đau đớn tại cột sống, xương khớp chân,…
- Khôi phục khả năng đi lại, cầm nắm ở tứ chi.
- Phục hồi các chức năng của cơ thể sau khi gặp chấn thương, tai nạn.
- Giảm thiểu khả năng phải phẫu thuật cột sống hoặc những người không được chỉ định phẫu thuật.
- Đẩy lùi nguy cơ biến chứng bại liệt do thoái hóa cột sống, viêm xương nặng.
- Hỗ trợ phục hồi vận động của cơ thể sau khi đột quỵ, hậu phẫu,…
- Kiểm soát tình trạng lây lan ở một số bệnh như viêm khớp hoặc có thể chuyển biến xấu như đái tháo đường, tim mạch.
- Phục hồi hoạt động của các cơ quan sau sinh.
- Tăng cường chức năng của bàng quang và ruột già. Nhờ đó, hệ tiêu hóa được phát triển khỏe mạnh.
- Nếu bệnh nhân đang sử dụng tay, chân giả thì vật lý trị liệu sẽ giúp bạn làm quen và thích ứng lâu dài với chúng.
Physical therapy là phương pháp chữa bệnh an toàn và đem lại hiệu quả cao. Chuyên gia cho biết, mọi đối tượng, kể cả trẻ em đều có thể áp dụng kỹ thuật này nếu cần thiết. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp thêm các sản phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe để có hiệu quả như mong đợi.
Khi nào người bệnh được tư vấn vật lý trị liệu?
Vật lý trị liệu được tư vấn và chỉ định khi khớp, cơ xương bị tê cứng khiến người bệnh không thể đi lại bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều xuất phát do tuổi tác và thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Do đó, phương pháp trị liệu này sẽ giúp cơ thể được giảm đau ở mức tối đa và hồi phục khả năng vận động ở xương khớp. Đây là kỹ thuật có tác động một cách chậm rãi. Do đó, người bệnh cần kiên trì, không nên nôn nóng.
Trước khi tiến hành tập luyện PT, bác sĩ sẽ tiến hành một số các xét nghiệm, phân tích mức độ nguy hiểm của bệnh. Sau đó mới có thể quyết định hình thức và thời gian trị liệu. Hơn nữa, quá trình điều trị có thể diễn ra trong thời gian dài, chuyên gia sẽ các biện pháp giúp bệnh nhân có tinh thần tốt hơn, tránh cảm giác nản chí.
Một số hình thức vật lý trị liệu phổ biến
Vật lý trị liệu được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy vào loại bệnh và giai đoạn của nó, bác sĩ sẽ xem xét tính khả thi của phương pháp này và đưa ra hình thức phù hợp. Dưới đây là một số hình thức PT phổ biến.
Trị liệu dành cho trẻ em
Phương pháp PT nhi khoa có khả năng chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên,.. Cụ thể hơn, vật lý trị liệu cho đối tượng này hướng tới bại não, vẹo cột sống, phát triển chậm và một vài tình trạng xấu về xương khác.
Vật lý trị liệu chỉnh hình
PT chỉnh hình được áp dụng trong các trường hợp người bệnh bị chấn thương ở xương, gân và dây chằng. Do đó, các tình trạng gãy xương, viêm bao hoạt dịch, bong gân, được vật lý trị liệu giải quyết triệt để. Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia PT, xương khớp được tăng thêm sức mạnh và hồi phục chức năng vốn có.
Vật lý trị liệu thần kinh
Ngoài xương khớp, PT về thần kinh dành cho người bệnh chấn thương sọ não, Parkinson, Alzheimer, đột quỵ,… Các kỹ thuật trị liệu đều hướng tới mục đích tăng khả năng thích ứng của chân, tay, giảm tỷ lệ biến chứng teo cơ.
Vật lý trị liệu dành cho người lớn tuổi
Như đã nói ở phần trước, tuổi tác là vấn đề khiến người già gặp nhiều vấn đề về xương khớp. Do đó, vật lý trị liệu được đưa ra để giảm đau đớn, cân bằng cơ thể, tăng cường vận động và giảm khả năng mắc chứng loãng xương.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về phương pháp vật lý trị liệu. Đây là kỹ thuật hỗ trợ được kết hợp với các phương pháp khác nhằm tối đa hóa hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý. Để làm được điều này, các bạn có thể tham khảo từ các chuyên gia. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!