Mỗi một bộ phận trên cơ thể được sinh ra đều thực hiện một hay nhiều chức năng khác nhau và không thể thiếu trong việc duy trì cơ thể sống. Tủy xương cũng vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xương khớp để giúp sản xuất tế bào máu cũng như dự trữ lượng chất béo nhất định. Ngay bây giờ hay cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về bộ phận này nhé!
Tủy xương là gì?
Tủy xương chính là một loại mô nằm ở giữa các xương. Được chia ra thành 02 loại chính là tủy vàng và tủy đỏ. Tuy nhiên chỉ riêng có tủy đỏ mới thực hiện chức năng tạo huyết, nằm chủ yếu ở đầu các xương dài cùng một vài xương dẹt.
Trong đó tủy xương cũng có 02 dạng tế bào gốc đó là tế bào để tạo ra máu và tế bào nền. Những tế bào gốc có chức năng biệt hóa ra thành các loại mô khác nhau, bao gồm mô thần kinh và hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu.
Với trẻ em thì tại các xương đều có tủy đỏ nhưng với người lớn thì khác, việc tạo máu gần như chỉ diễn ra ở những xương dẹt, nhiều xương được thay tủy đỏ thành tủy vàng. Đặc biệt là tủy vàng lại có thể quay lại thành tủy đỏ khi cơ thể cần.
Tế bào máu và tủy xương khỏe mạnh chính là yếu tố sống còn cực kỳ cần thiết cho cơ thể. Khi một ai đó mắc bệnh có ảnh hưởng không tốt đến tủy xương, chúng không thể hoạt động tốt như bình thường thì lựa chọn tốt nhất và tiềm năng duy nhất là cấy ghép tủy hoặc máu dây rốn.
Cấu tạo của tủy xương
Cấu tạo của tủy xương được chia ra làm 02 phần chính là có mạch và không mạch. Trong đó phần có mạch sẽ chứa những mạch máu cần thiết để cung cấp đầy đủ dưỡng chất đến xương và đồng thời còn vận chuyển tế bào máu và tế bào gốc đã trưởng thành đi ra khỏi xương rồi đi sang vòng tuần hoàn.
Phần không mạch sẽ là nơi tiếp diễn việc hình thành tế bào máu hay tạo ra máu. Tại đây chữa những tế bào máu non chưa trưởng thành, tế bào mỡ, bạch cầu và sợi phân nhánh dạng mỏng từ mô liên kết lưới. Khi mà tế bào máu sinh ra bởi tủy xương thì lại cũng có thêm một vài tế bào bạch cầu trưởng thành từ những cơ quan khác như lá lách, tuyến ức hay hạch bạch huyết.
Các chức năng của tủy xương
Một trong những chức năng quan trọng nhất tủy xương chính là tạo thành nhiều tế bào máu. Đa số tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu sẽ hình thành bởi tủy đỏ. Còn việc tạo sụn, xương và mỡ là do tủy vàng.
Do nhưng tế bào máu được tủy xương liên tục thay thế nên chúng có tuổi thọ tồn tại nhất định. Các tế bào bạch cầu thường tồn tại trong vài giờ đến vài ngày, tiểu cầu cũng tồn tại tầm 10 ngày và lâu nhất là hồng cầu tồn tại 120 ngày. Nếu như hàm lượng oxy bị thấp, bị thiếu máu hay mất máu xuất phát từ lượng hồng cầu bị giảm thì cơ quan thận sẽ tiến hành sản xuất, giải phóng tế bào hormone Erythropoietin để kích thích cho tủy xương sản sinh thêm nhiều hồng cầu.
- Tủy đỏ
Tủy đỏ không chỉ giúp cơ thể hình thành tế bào máu, loại bỏ những tế bào đã già cỗi, hư hỏng ra khỏi máu mà còn chứa tế bào gốc đang tạo máu để tạo nên nhiều tế bào gốc khác là tế bào gốc lympho và dòng tủy. Chúng cũng hỗ trợ trong việc hình thành bạch cầu, tiểu cầu hoặc hồng cầu.
- Tủy vàng
Tủy vàng sẽ cung cấp mạch máu như kém, kiêm thêm cả các mô tạo màu không còn hoạt động nữa. Khi mà nguồn cung máu cho cơ thể quá thấp thì tủy vàng có khả năng biến đổi thành tủy đỏ để thực hiện các chức năng tương tự. Đảm bảo cho hoạt động sống của cơ thể được bình thường và khỏe mạnh.
Một số vấn đề thường gặp về tủy xương
Như đã đề cập thì tủy xương chính là một bộ phận khá quan trọng trong sản xuất tế bào máu cũng như dự trữ các chất béo. Trong quá trình phát triển, có một số trường hợp bị mắc những vấn đề trục trặc từ tủy xương. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng của người gặp phải. Theo đó những vấn đề hay gặp tại tủy xương gồm:
Viêm tủy xương
Đây là tính trạng xương bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc các sinh vật lạ xâm nhập vào bên trong. Viêm tủy xương sẽ phát triển ngoài vỏ hoặc trong tủy xương bằng vết thương hở nên cực kỳ nguy hiểm. Cũng có một số các trường hợp đặc biệt là vi khuẩn di chuyển đến xương khi máu nhiễm trùng hay từ mô lân cận.
Người bệnh có thể nhận biết mình có đang bị viêm tủy xương hay không thông qua một vài triệu chứng phổ biến như:
- Người khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi, rét run hoặc sốt
- Khu vực nhiễm trùng bị nóng, sưng tấy hoặc đỏ
- Suy giảm hoặc bị mất phạm vi khi chuyển động, xuất hiện các lỗ rò thể mãn tính
Suy tủy xương
Suy tủy xương được xếp vào hội chứng lâm sàng được biểu hiện thông qua việc giảm tiểu cầu, bạch cầu hạt và hồng câu ở trong máu. Thêm vào đó thì tủy xương cũng dễ bị thay thế bởi mô mỡ hay giảm những tế bào tạo mỡ đầu dòng. Tất cả làm cho chức năng ở tủy suy giảm đáng kể.
Thông thường các dấu hiệu ban đầu của bệnh suy tủy xương sẽ diễn biến chậm rãi, từ từ theo từng mức độ của bệnh. Bao gồm:
- Thiếu máu: Người xanh xao, mệt mỏi và khó thở,…
- Giảm tiểu cầu: Niêm mạc ở răng miệng chảy máu, dưới da xuất huyết, rong kinh,…
- Giảm lượng bạch cầu hạt: Viêm họng, sốt, tự nhiên thấy ớn lạnh, tái nhiễm trùng,…
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu chính là một dạng ung thư có ảnh hưởng đến cả hệ thống bạch huyết và tủy xương. Thường thì bệnh chỉ xảy ra trong trường hợp những tế bào máu đột biến ngay tại DNA của chúng. Từ đó làm cho các tế nào này phân chia và gia tăng thêm mức độ đột biến. Lâu ngày chúng sẽ đàn áp hết các tế bào máu còn đang khỏe mạnh trong tủy.
Căn cứ vào từng giai đoạn bệnh bạch cầu phát triển mà người ta chia ra thành 02 loại: mãn tính và cấp tính. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân hình thành bệnh nhưng có tồn tại một vài yếu tố tác động làm gia tăng thêm nguy cơ bị bệnh là hóa chất, bức xạ hoặc hiện tượng di truyền.
Đa u tủy xương
Dù là một dạng ung thư khá hiếm gặp, chiếm 1% trong tổng số những loại ung thư hiện nay nhưng chúng lại có mức độ nguy hiểm khá cao. Cụ thể nó được phát triển ở những tế bào plasma bạch cầu tại tủy xương. Một khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng thì huyết tương thường tràn khỏi tủy xương rồi di chuyển đi khắp mọi ngóc ngách cơ thể. Từ đó làm cho nhiều cơ quan khác tổn thương, hình thành thêm nhiều biến chứng không mong muốn khác.
Các biểu hiện của đa u tủy xương phát triển khá chậm, nhiều khi còn không được biểu hiện rõ ràng nên bệnh nhân mắc phải ít nhận biết được. Lúc phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển mức nặng nề hơn. Khi mà khối u này phát triển nhanh thì bác sĩ sẽ yêu cầu xạ trị, hóa trị hay loại bỏ đi khối u bằng thay thế hoàn toàn tế bào gốc.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tủy xương cùng những căn bệnh thường gặp ở tủy xương mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo thêm. Hy vọng những kiến thức nãy đã đáp ứng đầy đủ thắc mắc bạn đọc đang tìm kiếm. Bạn cần đặc biệt thận trọng với những bất thường xuất hiện trong tủy xương vì nó có thể là mầm mống của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Xin chân thành cảm ơn!