Rất nhiều người quan tâm và thắc mắc rằng bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bởi mang thai là thời kỳ quan trọng của người phụ nữ. Bất kỳ vấn đề đến sức khỏe nào của người phụ nữ trong giai đoạn này đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp ngay thắc mắc này.
Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
Theo bác sĩ chuyên khoa xương khớp, tổn thương cột sống do thoát vị đĩa đệm có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Do bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người vì vậy phụ nữ bị thoát vị vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường..
Tuy nhiên căn bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Vùng cột sống lưng vốn đã khó chịu vì các cơn đau nhức, nay lại phải chịu áp lực từ thai nhi dẫn đến nhiều vấn đề hơn so với phụ nữ bình thường, không mắc thoát vị.
Theo lời khuyên của bác sĩ, phụ nữ không nên mang thai trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi trong trường hợp người mẹ không chịu được các cơn đau nhức, khó chịu dẫn đến tinh thần sa sút, suy nhược cơ thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé. Khi sinh ra trẻ thường sẽ có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém hoặc thậm chí là bị các dị tật bẩm sinh.
Việc sử dụng thuốc giảm đau trong quá trình mang thai là điều tuyệt đối không nên. Bởi một số loại thuốc giảm đau có chứa thành phần khiến em bé sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh.
Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm đến sinh sản
Người bị bệnh vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy bệnh xương khớp và sinh sản thuộc 2 khía cạnh khác nhau nhưng ảnh hưởng của bệnh trong quá trình mang thai là không thể xem thường.
Các triệu chứng đau nhức khó chịu của bệnh sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến chuyện chăn gối và làm giảm chất lượng cuộc yêu. Trong quá trình mang thai, người bị thoát vị có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Người bị thoát vị cổ xuất hiện cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội, tê mỏi vai gáy, cổ. Rễ thần kinh chịu áp lực lớn gây nên tình trạng yếu cơ, mất lực và vận động khó khăn.
- Xuất hiện các cơn đau nhức ở vùng lưng như kim châm, có thể âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo triệu chứng tê cứng.
- Dây thần kinh tọa bị đĩa đệm chèn ép do đó các cơn đau từ vùng lưng sẽ lan rộng ra các vùng khác như hông, mông, tê bì hai chân đến bàn chân và ngón chân.
Người bệnh vẫn có thể sinh thường trong trường hợp thoát vị được điều trị và kiểm soát tốt và không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên do cơ lưng không đủ mạnh nên khi sinh thường thai phụ sẽ mất rất nhiều sức.
Trong trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm sinh mổ áp lực lên cột sống được giảm bớt. Thế nhưng thuốc gây tê tủy sống khiến thời gian hồi phục sau sinh của người mẹ kéo dài hơn, cột sống cũng bị ảnh hưởng hơn.
Người bệnh thoát vị khi sinh con phải đối mặt với những rủi ro nhất định, vì vậy để an toàn người mẹ cần đến các cơ sở y tế thăm khám và gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn và hỗ trợ người bệnh trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo cả người mẹ và em bé đều có được sức khỏe tốt nhất.
Lưu ý trong sinh sản đối với người mang thai
Nhằm hạn chế đến mức tối đa khả năng xảy ra các rủi ro trong quá trình mang thai và sinh con, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau đây để có một thai kỳ khỏe mạnh:
Trước khi có ý định mang thai
Sức khỏe là điều cần thiết nhất trong quá trình mang thai. Để chuẩn bị trước khi mang thai, chị em cần phải đảm bảo sức khỏe của mình ở trạng thái tốt nhất và duy trì mức độ ổn định trong suốt thai kỳ. Một số điều bạn cần lưu ý như sau:
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức với bản thân, đều đặn mỗi ngày ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
- Người bệnh tuyệt đối tránh những động tác, tư thế gây áp lực lớn lên cột sống.
- Tránh hoặc hạn chế việc ngồi lâu trong 1 tư thế hoặc 1 chỗ, không nên lười vận động sẽ khiến xương khớp bị xơ cứng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thết đặc biệt là bổ sung canxi, magie, uống đủ nước để hệ xương khớp chắc khỏe.
- Tránh xa rượu bia và các chất kích thích gây cản trở quá trình cơ thế tổng hợp canxi nuôi dưỡng xương khớp.
- Không nên làm công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột…
- Giữ đúng tư thế khi ngồi, đứng, thường xuyên đứng lên đi lại, vận động khi phải ngồi lâu.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng thoát vị và có phác đồ điều trị chuyên sâu, hồi phục tổn thương để chuẩn bị sức khỏe tốt cho thai kỳ.
Lưu ý trong quan hệ tình dục để mang thai
Trước khi quan hệ, người bệnh thoát vị cần massage và xoa bóp kỹ lưỡng vùng lưng giúp giảm đau và giãn cơ để đảm bảo cuộc yêu không bị ảnh hưởng.
Vợ chồng cần phối hợp với nhau thực hiện các tư thế phù hợp, không gây áp lực lên cột sống lưng, không cong lưng hoặc cúi người quá mức.
Một số khuyến cáo dành cho mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, phụ nữ bị thoát vị cần lưu ý những điểm sau:
- Không tự ý mua thuốc để điều trị, cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Khám sức khỏe định kỳ, tốt nhất là 1 lần mỗi tháng.
- Tập luyện thường xuyên
- Mẹ bầu thoát vị có thể giảm đau tại nhà bằng cách tắm nước ấm, chườm nóng hoặc chườm lạnh. Qua 3 tháng đầu thai kỳ, người bệnh có thể sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt để giảm đau.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé
- Xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng vai gáy, thắt lưng khi xuất hiện các cơn đau nhức.
Bài viết trên đây giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên giúp đẩy lùi bệnh.