Thận yếu là căn bệnh gây ra rất nhiều những biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về bản chất, dấu hiệu, nguyên nhân cũng như những cách chữa trị căn bệnh nguy hiểm này nhé.
Thận yếu là gì?
Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, thận khi bị suy sẽ xảy ra hàng loạt các biến chứng khác nhau cho người bệnh, đặc biệt là đối với hệ bài tiết và môi trường nội môi. Cụ thể, khi bị suy thận, cơ thể bệnh nhân sẽ mất khả năng cân bằng điện giải và bị rối loạn quá trình sản sinh hồng cầu của cơ thể. Điều này dẫn đến việc huyết áp của người bệnh khó kiểm soát và gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác như huyết áp cao, ứ nước, tiểu đường, ung thư bàng quang,…
Bên cạnh đó, thận cũng là nơi sản sinh nhiều loại hormon quan trọng của cơ thể như testosteron, andrenalin, cortisol,…. Vì vậy, việc suy thận có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của hệ nội tiết. Trong đó, điển hình là hiện tượng yếu sinh lý ở nam giới, stress, rối loạn miễn dịch, rối loạn tiểu tiện hay tiểu tiện nhiều lần trong ngày….
Tuy hệ quả của chứng thận yếu tương đối nguy hiểm, song các dấu hiệu của bệnh lại khá mờ nhạt và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Đồng thời, bệnh cũng có thể xảy ra với tất cả mọi người, song thường tập trung vào một số nhóm đối tượng nhất định như: người cao tuổi; người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, huyết áp cao, viêm cầu thận, người bị bệnh gout,… Bên cạnh đó, những người mắc phải các bệnh di truyền như hội chứng Alport, thận đa nang, hoặc thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm hay kháng sinh trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Dấu hiệu thận yếu
Nhìn chung, các dấu hiệu của bệnh thận yếu thường không đặc thù và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Người bệnh thường chỉ phát hiện ra khi bệnh đã tiến triển được một thời gian dài. Vì vậy, nếu gặp phải bất kì các triệu chứng nào dưới đây thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám nhé.
Thông thường, rối loạn tiểu tiện sẽ là biểu hiện đặc trưng và điển hình nhất khi mắc các chứng bệnh liên quan đến thận. Người bệnh có thể tiểu rắt, tiểu buốt hoặc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm và màu của nước tiểu có thể thay đổi. Đồng thời, bệnh nhân cũng thường xuyên cảm thấy đau ở vùng lưng hoặc ê nhức hai chi dưới, đặc biệt là khi phải ngồi một chỗ trong suốt thời gian dài.
Bên cạnh đó, do thận đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh hồng cầu, người bị yếu thận cũng dễ bị thiếu máu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi thường xuyên. Thậm chí, người bệnh có thể bị chóng mặt, ù tai, đi đứng loạng choạng và buồn nôn do lượng máu lên não không đáp ứng đủ. Thỉnh thoảng, bệnh nhân còn có cảm giác ớn lạnh, rùng mình, cơ thể xanh xao, suy kiệt, chán ăn, thở yếu,…. Chức năng của thận suy giảm cũng dễ khiến dịch cơ thể bị ứ đọng, khiến người bệnh bị sưng và phù nề nghiêm trọng, đặc biệt ở các khu vực bàn tay, bàn chân hay mắt cá, đầu gối,…
Ngoài ra, như đã nói ở trên, do thận là nơi sản sinh trực tiếp một số hormon nên ảnh hưởng của chứng thận yếu lên cơ thể người là hoàn toàn có cơ sở. Trong đó, điển hình nhất là các chứng rối loạn về sinh dục về nam giới do thiếu hụt testosterone. Đồng thời, người bị yếu thận cũng thường xuyên bị mất ngủ và dễ gặp ác mộng do nồng độ adrenalin và cortisol không được kiểm soát.
Nguyên nhân thận yếu
Thận yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, song chủ yếu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không lành mạnh cũng như những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ví dụ như: Người bệnh ăn quá mặn nhưng lại uống ít nước dẫn đến tăng áp lực cho hệ thống lọc máu; thói quen uống nước ngọt, nước có gas thường xuyên khiến cho độ pH của cơ thể mất cân bằng; sử dụng rượu bia nhiều làm gia tăng chất độc khiến thận không thể đào thải kịp…
Ngoài ra, chứng thận yếu cũng có thể bắt nguồn từ việc người bệnh lạm dụng thuốc tân dược thường xuyên, khiến cho thận bị quá tải trong việc đào thải các chất độc và gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Đồng thời, thói quen nhịn tiểu và thường xuyên thiếu ngủ cũng có thể là lý do dẫn đến tình trạng này.
Các cách trị thận yếu
Đầu tiên, cần khẳng định rằng, chứng thận yếu hoàn toàn có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Trong đó, các phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến có thể được liệt kê như sau:
Điều trị bằng Tây y
Giống như đa số căn bệnh khác, điều trị thận yếu bằng thuốc Tây vẫn là phương pháp được đa số mọi người nghĩ đến đầu tiên bởi khả năng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, cách làm này thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh cần hết sức cẩn thận và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhìn chung, tùy vào từng nhóm nguyên nhân và tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh, các đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định sẽ có sự khác nhau. Trong đó, một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị yếu thận có thể kể đến như: Thuốc giúp sản sinh hồng cầu (khi người bệnh thiếu máu), thuốc lợi tiểu (giúp đào thải độc tố tích tụ và nước dư thừa), thuốc ổn định huyết áp, thuốc kiểm soát axit uric (khi người bệnh có nguy cơ bị lắng đọng axit uric trong máu).
Tuy nhiên, phương pháp sử dụng thuốc này thường chỉ được áp dụng trong điều trị các ca bệnh nhẹ và trung bình. Đối với những trường hợp nguy hiểm hơn, khi các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì việc phẫu thuật ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo là điều cần thiết để duy trì chức năng của cơ quan cũng như đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Bên cạnh các phương pháp chữa trị của y học hiện đại, các bài thuốc dân gian chữa thận yếu cũng được rất nhiều người quan tâm, áp dụng. Mặc dù cách làm này không thể cho hiệu quả nhanh chóng như những phương pháp khác, song chúng lại được ưa chuộng bởi sự an toàn, lành tính và khả năng hạn chế các tác dụng phụ. Thêm vào đó, thành phần của các bài thuốc dân gian chữa thận yếu thường bắt nguồn từ các loại thảo dược rất quen thuộc như râu ngô, rau ngổ, thục địa, ngưu tất, rễ cỏ tranh, cỏ xước,… Chính vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm, hoặc mua được với giá thành rất rẻ và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như một số cách điều trị chứng thận yếu thường gặp. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!