Bên cạnh việc duy trì chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp thì chế độ ăn uống cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến thời gian phục hồi sau khi bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm. Vậy sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? Đây là vấn đề thắc mắc của khá nhiều người. Cúng tìm hiểu về vấn đề này ở phần dưới của bài viết sau.
Nguyên tắc ăn uống sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Để tránh nôn mửa sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần phải tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất lỏng như nước hầm xương, nước trái cây.
Ngoài ra, muốn hạn chế tình trạng táo bón sau phẫu thuật, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ cũng như tăng cường uống nhiều nước để giúp cho hệ thống tiêu hóa được khỏe mạnh.
Các chất dinh dưỡng cần bổ sung sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống như sau:
- Tăng cường uống nhiều nước. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các loại nước ép từ hoa quả như nước cam, nước dứa…
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu protein nạc như các loại hạt, bột ngũ cốc, cá hồi, ức gà, rau xanh…
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, lê, chuối, bơ, atiso, các loại đậu…
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa các rủi ro như đường huyết cao, táo bón. Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm như:
1. Chế độ ăn uống nhiều calo
Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, sự trao đổi chất của cơ thể tăng lên theo nhu cầu chữa lành của cơ thể, do đó cơ thể cần nhiều calo như ngũ cốc, các loại rau quả. Ngoài việc cung cấp lượng calo cần thiết, những thực phẩm này còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và vitamin C.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Điển hình như dâu tây, bắp cải, rau xanh, cà chua…
- Thực phẩm giàu vitamin A: khoai tây, cà rốt, rau bina, phomai, sữa, lòng đỏ trứng.
- Thực phẩm giàu kẽm: Gan và thịt, hàu biển.
- Các loại chất béo lành mạnh: quả bơ, ô liu, phô mai, các loại hạt.
- Kẽm thường được tìm thấy ở hải sản như hàu, thịt và gan.
2. Tăng cường protein trong chế độ ăn uống
Những sản phẩm sữa ít béo là nguồn protein rất lành mạnh để bạn cung cấp vitamin D và vitamin C cho cơ thể. Theo đó, các thực phẩm giàu protein mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày như:
- Trứng : Thực phẩm này chứa chất béo và khoáng chất lành mạnh.
- Hạnh nhân: Có chứa một lượng lớn vitamin D, chất xơ, Magie…
- Yến mạch: Cung cấp vitamin B1, Magie…
- Thịt bò nạc: Chứa nhiều vitamin B12, protein, sắt…
- Cá ngừ: Chứa nhiều calo và protein.
- Tôm: Chứa nhiều Selen và Vitamin B12.
3. Bổ sung nhiều chất xơ
Thực phẩm nhiều chất xơ cũng rất tốt đối với những người sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm. Theo đó, những thực phẩm này bao gồm:
- Trái cây tươi.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Bột yến mạch, ngô, một số loại ngũ cốc khác.
- Các loại rau xanh: Cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
- Ngũ cốc: Lúa mạch, lúa mì.
Thực phẩm cần tránh khi bị táo bón:
- Thực phẩm đã chế biến sẵn ít chất xơ, chứa nhiều đường.
- Thực phẩm khô: Khoai tây chiên, thịt bò khô…
- Thịt đỏ: Điển hình như thịt bò.
- Đồ ngọt nhiều đường như bánh kẹo.
4. Rau tươi và trái cây
Bổ sung rau xanh và trái cây có thể hạn chế tình trạng táo bón ở sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng bông cải xanh chế biến sẵn hoặc đóng hộp bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
5. Thực phẩm giàu collagen
Nước hầm xương có chứa một lượng lớn protein và collagen. Do đó, bạn có thể bổ sung nước hầm xương vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp nước hầm xương với những gia vị khác và một số loại rau như rau cần tây, hành tây, cà rốt.
6. Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi có tác dụng phục hồi chức năng của cột sống sau khi phẫu thuật. Hoạt chất này có tác dụng tăng cường mật độ của xương và hạn chế đáng kể các biến chứng sau phẫu thuật.
Theo đó, canxi có ở các loại đồ uống như sữa chua hay ở những thực phẩm như cải xoăn, đậu phụ, đậu đỏ, trứng, hạnh nhân, một số loại cá…
7. Một số thực phẩm khác
- Thực phẩm từ đậu nành, chứa nhiều isoflavone, genistein…
- Thực phẩm dồi dào lưu huỳnh giúp tăng cường sản xuất protein và collagen.
- Thực phẩm chứa axit béo Omega 3.
- Các loại trái cây màu đỏ, rau xanh, các loại đậu, hạt, ngũ cốc và quả hạch…
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên tránh gì?
Để hạn chế những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm ở mức thấp nhất cũng như giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm nhiều chất béo
Chất béo có thể gây ra tình trạng táo bón sau khi bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ trở nên rất khó chịu và đau đớn vào mỗi lần đi vệ sinh. Chính vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm chiên qua quá nhiều dầu mỡ để hạn chế chứng táo bón.
- Thực phẩm chế biến sẵn
Sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, mì ăn liền, bông khô, bánh mì trắng, trái cây đóng hộp. Bởi lẽ, trong những thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều hóa chất và chất bảo quản có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm.
- Thực phẩm gây táo bón
- Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…
- Đồ uống có gas, đồ uống chứa nhiều protein.
- Thực phẩm chứa gluten.
- Các loại thức ăn nhanh như chocolate, bánh quy, kem…
Có thể nói rằng, chế độ ăn uống giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, bạn nên có sự cân nhắc nên ăn gì và kiêng gì để quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn. Chúc bạn thành công!