Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp có thể giúp cho người bệnh hồi phục nhanh nhất. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến việc phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm thì không phải ai cũng hiểu rõ. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm là gì?
Phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm có mục đích nhằm cải thiện những dấu hiệu và triệu chứng của đau thần kinh tọa ở chân và lưng dưới. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải thực hiện những biện pháp để phục hồi chức năng và tạo nên mối liên kết cần thiết.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ xuất viện sau 1 đến 4 ngày. Tuy vậy, để đạt được kết quả như mong muốn, bệnh nhân cần phải mất từ 4 đến 6 tuần.
Làm gì sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Sau khi thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần phải thực hiện những yêu cầu như:
- Từ 1 đến 2 ngày: Người bệnh có thể đi bộ để giúp cho cột sống được thích nghi.
- Từ tuần đầu đến tuần thứ 4: Bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động như nấu ăn, tắm, di chuyển nhẹ nhàng.
- Từ tuần 5 đến tuần 12: Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Từ tuần 12 trở đi: Bệnh nhân có thể hoạt động bình thường nhưng cần tuân theo chỉ định của chuyên gia và bác sĩ.
Các yếu tố có thể làm chậm quá trình phục hồi
- Bệnh nhân di chuyển, hoạt động quá nhiều.
- Không chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật hoặc tắm biển, bơi lội làm cho vết thương bị nhiễm trùng.
- Ít đi bộ hoặc vận động.
- Không dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc những bệnh lý mãn tính khác thì quá trình phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm cũng sẽ chậm hơn.
- Do sức khỏe tổng thể của bệnh nhân kém, người bệnh bị suy dinh dưỡng.
Cách phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Kiểm soát các cơn đau sau khi thực hiện phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể kiểm soát các cơn đau bằng cách:
- Thay đổi tư thế hoạt động.
- Chườm lạnh.
- Giảm đau bằng các thiết bị điện.
Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn
- Thuốc chống viêm không Steroid: Điển hình như Ibuprofen.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc giãn cơ.
Thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng
Sau khi phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể đi bộ và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tránh hoạt động vặn người, uốn cong người, đứng hoặc ngồi quá lâu. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế lên xuống cầu thang, nhất là 1 đến 2 tuần sau khi phẫu thuật.
Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kẽm, vitamin A, protein, vitamin D.
- Sử dụng nước ép trái cây và sinh tố như sữa chua, sữa đậu nành.
- Tăng cường uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm dồi dào chất xơ như rau quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Cải thiện tư thế khi nằm
Bệnh nhân nên ngủ đủ sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Khi ngủ, người bệnh nên nằm ngửa, đầu và vai nâng lên. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gối tựa để tư thế nằm được thoải mái hơn.
Sau khi ngồi dậy và ra khỏi giường, bệnh nhân nên thực hiện những việc như sau:
- Khi nằm ngửa, bạn hãy uốn cong phần đầu gối và cho phần giữa hai đầu gối chạm vào nhau.
- Để người sang một bên, đồng thời giữ cho vai và hông được thẳng.
- Sử dụng cánh tay để đẩy người lên, chân khuỵu xuống phần thành giường để điều chỉnh lại tư thế ngồi.
Cải thiện tư thế khi ngồi
Khoảng thời gian sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên đứng lên đi lại trong 10 phút. Khi ngồi, bạn không được để đầu gối cao hơn so với mông. Để hỗ trợ tư thế khi ngồi, bạn nên đặt gối mỏng hoặc cái đệm bên dưới.
Thực hiện vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giúp người bệnh lấy lại sức bền và sự linh hoạt. Một số bài tập phù hợp để phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm đó là:
- Thực hiện các bài tập ở dưới nước.
- Đi bộ hàng ngày.
- Đi xe đạp tĩnh ở trong phòng tập.
Những việc cần làm để phục hồi chức năng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm:
- Dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nhất là khi cơ thể đang mệt mỏi.
- Duy trì chế độ ăn uống với nhiều chất chống oxy hóa và protein nạc.
- Thực hiện vật lý trị liệu và các bài tập thể dục, thể thao.
Những việc không nên làm:
- Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích.
- Hạn chế các hoạt động như leo trèo cầu thang.
Khi nào cần đến bệnh viện sau phẫu thuật đĩa đệm
Bệnh nhân nên đến viện khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu như:
- Các cơn đau ngày một trầm trọng hơn dù đã thực hiện những phương pháp giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Bị yếu và tê ở vùng đáy chậu và chân.
- Ruột hoặc bàng quang bị đánh mất hoặc suy giảm khả năng kiểm soát.
- Vị trí của vết mổ bị đau, sưng đỏ và tiết dịch.
- Bệnh nhân bị ớn lạnh, sốt.
- Người bệnh bị chóng mặt, buồn nôn, đau đớn dữ dội.
Có thể nói rằng, việc phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm nắm giữ một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho bệnh nhân nhanh chóng khỏe mạnh. Nếu như phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khắc phục kịp thời.