Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp được áp dụng nhằm kiểm soát và ngăn chặn tiến triển xấu đi của bệnh. Phác đồ này được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không chỉ một, nhiều phương pháp cùng kết hợp trong phác đồ để nâng cao hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Theo Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y Viện YHCT Quân đội), viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp thuộc nhóm bệnh tự miễn. Người mắc thường gặp phải tình trạng tổn thương ở khớp dẫn đến các cơn đau nhức, khó chịu kèm sưng, nóng đỏ khớp. Bệnh cản trở vận động, khiến sinh hoạt của người mắc trở nên khó khăn hơn.
Viêm khớp dạng thấp có thể tác động đến rất nhiều bộ phận như mắt, tim, phổi, da, hệ thần kinh… Sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng rất lớn nếu như mắc phải viêm khớp dạng thấp.
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được tìm ra. Bệnh diễn biến phức tạp và tiến triển theo thể mãn tính. Các công trình nghiên cứu về bệnh lý này đều nhận định, viêm khớp dạng thấp xảy ra chủ yếu do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, nhận nhầm tế bào và mô khỏe mạnh trong cơ thể là tác nhân gây hại, sau đó tấn công mạnh mẽ. Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như:
- Di truyền
- Rối loạn yếu tố miễn dịch
- Sự ảnh hưởng của một số tác nhân như vi khuẩn, nấm…
Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường cao hơn ở nam giới. Đặc biệt là những người đang trong độ tuổi trung niên và người có kháng nguyên bạch cầu, ký hiệu là HLA.
Nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp được bác sĩ xây dựng trên nguyên tắc cụ thể như:
- Thời gian điều trị dài hạn, tác động toàn diện, có sự tham gia hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
- Phải sử dụng nhóm thuốc chống thấp khớp kinh điển là DMARDs trong thời gian dài để ổn định bệnh lý. Đây là dạng thuốc điều trị cơ bản của các trường hợp viêm khớp dạng thấp, thường là Hydroxychloroquine.
- Yêu cầu kết hợp sử dụng thêm DMARDs sinh học – thuốc sinh học nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp khi thuốc DMARDs kinh điển không đạt được hiệu quả hoặc chỉ định cho bệnh nhân kháng trị. Thông thường, nhóm thuốc sinh học này sẽ bao gồm thuốc kháng Lympho B, thuốc kháng TNF và kháng Interleukin 6.
- Việc sử dụng các loại thuốc điều trị sinh học bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Trong quá trình điều trị phải có sự theo dõi của bác sĩ, phải có sự đánh giá kiểm tra thường xuyên về chức năng của gan – thận – dạ dày…
- Dùng các loại thuốc giảm đau, giảm đau kháng viêm để giảm thiểu tối đa tổn thương, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa các đợt viêm cấp, duy trì chức năng vận động.
- Tăng hiệu quả điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh bằng cách kết hợp vật lý trị liệu với dùng thuốc. Đồng thời, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng liệu pháp thay thế đơn giản như xoa bóp, chườm lạnh/nóng…
Dựa trên những nguyên tắc trên, sau quá trình thăm khám và chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ xây dựng cho người bệnh một phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp nhất.
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất của Bộ Y tế
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất của Bộ Y tế cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc kiểm soát triệu chứng
Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn là khẳng định của các bác sĩ. Do vậy, người bệnh sẽ cân nhắc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, cứng khớp và tình trạng sưng – nóng đỏ xảy ra ở khu vực khớp bị tổn thương.
Tình trạng viêm và duy trì khả năng vận động bằng thuốc cũng được chú trọng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho người bệnh biết việc điều trị bằng thuốc chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, không thể làm chậm sự phát triển xấu đi của bệnh.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thuốc là:
- Thuốc kháng viêm không chứa Steroid – NSAIDs: Nhóm thuốc được kê để giảm đau, viêm ở các khớp. Loại sử dụng thường là thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc, áp dụng cho trường hợp viêm nhẹ đến vừa. Nếu bệnh nặng và sử dụng thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc không đáp ứng, người bệnh cần thực hiện điều trị bằng nhóm kháng viêm ức chế chọn lọc COX2. Phổ biến của nhóm này là Meloxicam, Celecoxib, Brexin, Diclofenac…
- Corticosteroids: Loại thuốc này được áp dụng trong thời gian ngắn để cải thiện triệu chứng đau nhức nghiêm trọng hoặc các đợt viêm cấp bùng phát trong thời gian đợi các thuốc điều trị phát huy tác dụng. Các loại thuốc thường được kê là Methylprednisolone, Prednisone… Dựa vào tình trạng bệnh của từng người bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh liều lượng phù hợp. Ví dụ ở giai đoạn vừa liều lượng dùng Methylprednisolon dao động từ 16-32mg/ngày, nặng có thể dùng 40mg Methylprednisolone tiêm thẳng vào tĩnh mạch.
Thực hiện điều trị kiểm soát tiến triển của bệnh bằng cách dùng DMARDs
Thuốc chống thấp khớp DMARDs được chỉ định cho hầu hết người bệnh viêm khớp dạng thấp. Tác dụng của thuốc là làm chậm hoặc ngừng lại quá trình phát triển xấu đi của bệnh.
Thuốc thường phải sử dụng trong suốt thời gian điều trị. Trước và sau quá trình sử dụng, người bệnh sẽ liên tục được thăm khám nhằm đánh giá chính xác mức độ đáp ứng của thuốc để có sự điều chỉnh phù hợp. Liều lượng thuốc ở thời điểm khởi đầu và duy trì sẽ khác nhau.
Với các loại viêm khớp dạng thấp thể nặng, phác đồ điều trị sẽ hướng sang sử dụng DMARDs sinh học sau 6 tháng sử dụng DMARDs kinh điển không có hiệu quả. Trước đó, để đảm bảo an toàn người bệnh sẽ được bác sĩ khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm liên quan như:
- Kiểm tra tốc độ máu lắng
- Xét nghiệm DAS28, HAQ
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
- Xét nghiệm viêm gan, sàng lọc lao
Methotrexate được kết hợp sử dụng với các loại thuốc kháng như Interleukin 6, TNF cơ bản, Lympho B. Thuốc sinh học thứ nhất được dùng từ 3-6 tháng. Nếu không đáp ứng, bác sĩ sẽ thay thế bằng thuốc khác để cải thiện hiệu quả.
Thực hiện điều trị phối hợp
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp xây dựng một số biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh kèm theo. Cụ thể:
- Thực hiện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
- Luyện tập vận động tại nhà
- Chườm nóng
- Tắm nước nóng
Trên đây là phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất của Bộ Y tế. Người bệnh hãy tham khảo, bổ sung thêm kiến thức cho bản thân về vấn đề này, từ đó có hướng điều trị phù hợp.