Hồng ban nút là bệnh lý thường xảy ra ở vùng cẳng chân, đùi và cẳng tay với các triệu chứng nổi bật là vết sưng đỏ và đau đớn dưới da. Tìm hiểu cụ thể về hồng ban nút trong nội dung bài viết dưới đây!
Hồng ban nút là gì?
Tên khoa học của hồng ban nút là Erythema Nodosum. Đây là một dạng viêm mô mỡ dưới da tương đối phổ biến.
Các chuyên gia cho biết, hồng ban nút thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một số loại thuốc đã sử dụng hoặc nhiễm trùng. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là các khối u sần có kích thước nhỏ mọc lên dưới da, thường là nằm ở ống chân. Bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể.
Giới tính tác động khá lớn đến việc hình thành bệnh hồng ban nút. Theo đó, nguy cơ mắc bệnh hồng ban nút ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới. Người trong độ tuổi từ 20 đến 45 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Hầu hết các triệu chứng của hồng ban nút sẽ tự khỏi sau khoảng 6 tuần. Các triệu chứng biến mất sẽ để lại các vết bầm tím tạm thời trên da. Trong một số trường hợp, bệnh có thể để lại các vết lõm mãn tính tại lớp mô mỡ.
Trong trường hợp người mắc hồng ban nút mãn tính, bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Nhiều trường hợp bệnh kéo dài đến vài năm. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong đời và có thể đi kèm một số bệnh lý tiềm ẩn khác.
Triệu chứng của bệnh hồng ban nút
Dấu hiệu chính để nhận biết bệnh chính là sự xuất hiện của các nốt sưng đỏ trên cẳng chân gây đau đớn. Ngoài cẳng chân, các vết sưng đỏ có thể xuất hiện ở đùi, cánh tay, mặt hoặc trên cơ thể.
Kích thước của các vết đỏ cũng không có định dao động trong khoảng 3,81cm đến 10,16 cm. Số lượng các vết đỏ trên cơ thể có thể lên đến 50, tùy vào mức độ phát triển của bệnh.
Các nốt mẩn thường có màu đỏ khi vừa khởi phát. Sau đó, các vết đỏ chuyển thành màu tím. Khi quan sát bằng mắt thường, người bệnh sẽ thấy giống như da bị bầm tím. Các vết bầm có gây đau và người bệnh cảm giác nóng rát.
Các vết sẩn sẽ tự lành lại trong khoảng 2 tuần trong hầu hết các trường hợp. Với các nốt sẩn mới, thời gian hình thành sẽ tối đa là 6 tuần.
Ngoài các vết mẩn đỏ trên da, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau khi mắc hồng ban nút:
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau khớp, đau chân hoặc sưng mắt cá chân
- Vùng ngực nổi hạch bất thường
- Ho kèm tình trạng đau họng, sốt
- Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng phổi, mũi, cổ họng
- Người bệnh giảm cân bất thường
- Đau bụng, tiêu chảy…
Theo nhận định của các chuyên gia, một số trường hợp hồng ban nút có thể phát triển một cách đột ngột, không có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này gây khó khăn trong việc người bệnh điều trị.
Nguyên nhân gây hồng ban nút
Thống kê Y khoa cho thấy, 50% trường hợp bị chẩn đoán mắc hồng ban nút không rõ nguyên nhân hình thành bệnh. Với các trường hợp xác định được nguyên nhân, bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân phổ biến của bệnh là:
- Người mang gen HLA B8. Tỷ lệ người mắc do nguyên nhân này chiếm đến 80% trong số các ca tìm được nguyên nhân
- Di truyền: Khoảng 6% trường hợp tìm được nguyên nhân gây hồng ban nút liên quan đến yếu tố di truyền.
- Nhiễm trùng: Vết ban đỏ thường xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc sau khi người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị.
- Phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch: Hồng ban nút có thể xảy ra do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch với vi khuẩn hoặc một số chất khác trong cơ thể.
- Bệnh lao hoặc nhiễm khuẩn liên cầu: Đây là nguyên nhân gây hồng ban nút phổ biến ở người Việt. Một số loại nhiễm khuẩn trong nhóm này là Chlamydia, Yersinia, Salmonella, Mycobacterium Leprae…
- Ảnh hưởng của một số loại vi rút: Các loại vi rút gây viêm gan A, viêm gan B hoặc viêm gan C có thể dẫn đến tổn thương mô da, từ đó dẫn đến hồng ban nút.
- Ảnh hưởng của một bệnh lý gây viêm: Người mắc bệnh Behcet, Crohn, Sarcoidose, viêm đại tràng chảy máu có nguy cơ mắc bệnh hồng ban nút cao hơn người bình thường.
- Tác động của thuốc điều trị: Người mắc bệnh do nguyên nhân này chiếm đến 10% các trường hợp phát hiện. Các nhóm thuốc chống viêm không chứa Steroid, thuốc tránh thai, Sulfamid hoặc các dẫn xuất iod… có thể gây ra bệnh.
- Mang thai: Đây là điều mà phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần lưu ý. Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh hồng ban nút chiếm đến 5% các trường hợp bệnh.
Hồng ban nút có nguy hiểm không?
Hồng ban nút có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Theo các nghiên cứu và thực tế chữa trị cho thấy, hồng ban nút thường không nguy hiểm. Bệnh có thể thể tự cải thiện trong thời gian từ 3 đến 6 tháng. Khi bệnh phát triển thành mãn tính thì khả năng tái phát sau điều trị là rất cao.
Dù không gây ra những nguy hiểm trực tiếp lên tính mạng nhưng bệnh hồng ban nút gây ra nhiều khó chịu, tự ti cho người mắc. Do vậy, người bệnh cần thực hiện khám chữa và điều trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán bệnh hồng ban nút
Dựa trên kết quả xét nghiệm và mô bệnh học, bác sĩ sẽ đánh giá được tổn thương mà bệnh gây ra, đồng thời có các biện pháp chữa trị hợp lý. Một số dấu hiệu lâm sàng bác sĩ chỉ ra giúp bạn nhận biết hồng ban nút sớm nhất là:
- Về hình thái: Dưới da của người bệnh xuất hiện cục u hình tròn hoặc oval với đường kính từ 1-10 cm, phổ biến là từ 1-2 cm. Các cục u rắn, ít di động và vùng da xung quanh u có nốt sần, có thể sưng hoặc phù nề. Các nốt sần có thể kết hợp để tạo thành một mảng da tổn thương lớn.
- Vị trí: Bệnh thường xảy ra ở cẳng chân, mọc đối xứng và phát triển ở cả 2 bên chân. Ngoài ra có thể hình thành ở mặt, chân, đùi, cánh tay…
- Tiến trình phát triển của bệnh: Các nốt sẩn chuyển từ đỏ sang hơi tím – vàng nhạt – nâu – xanh lá. Sau khoảng 15 ngày bệnh sẽ biến mất mà không để lại sẹo hay biến chứng trên da.
- Triệu chứng đi kèm: Người bệnh thường sốt, cúm, cơ thể suy ngược. Các khớp đau nhức, màng hoạt dịch bị viêm. Tổn thương có thể kéo dài đến 6 tháng.
Chẩn đoán cận lâm sàng sẽ kết luận chính xác tình trạng phát triển của bệnh. Một số xét nghiệm lâm sàng mà người bệnh cần thực hiện là:
- Hội chứng viêm: Tốc độ máu lắng trong giờ đầu tăng lên, bạch cầu đa nhân trung tính cũng tăng lên
- Mô bệnh học: Người bệnh thực hiện sinh thiết da nhằm xác định viêm ở vách các tế bào mỡ dưới da.
- Chụp X-quang phổi để kiểm tra hạch rốn
- Chụp CT phổi, soi phế quản
- Kiểm tra dịch cổ họng bằng xét nghiệm ASLO hoặc phân lập liên cầu khuẩn
Ngoài 2 loại chẩn đoán kể trên, người bệnh phải thực hiện chẩn đoán xác định và phân biệt nhằm xác định chính xác tổn thương, phân biệt hồng ban nút với các bệnh về da khác.
Điều trị hồng ban nút
Hồng ban nút có thể cải thiện trong thời gian từ 3 đến 6 tuần và không để lại biến chứng nghiêm trọng. Do đó, các phương pháp điều trị được công bố hiện nay chủ yếu hướng đến mục tiêu là đẩy lùi nguyên nhân gây ra bệnh. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng là:
Thực hiện chăm sóc tại nhà
Cách chữa tại nhà chỉ áp dụng cho các trường hợp hồng ban nút thể nhẹ. Nếu như tuân thủ đúng chế độ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Một số biện pháp mà người bệnh có thể tham khảo là:
- Tăng thời gian nghỉ ngơi
- Chườm đá lên vùng da bị tổn thương khoảng 20 phút mỗi lần, 3 lần/ngày
- Nâng cao khu vực đang bị bệnh để hạn chế lưu lượng máu
Điều trị bằng thuốc
Nếu như cách chữa tại nhà không có hiệu quả người bệnh nên áp dụng một số loại thuốc sau để chữa trị:
- Corticosteroid: Liều lượng được chỉ định khoảng 40mg/ngày nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.
- Colchicin: Người mắc hồng ban nút do ảnh hưởng của bệnh Behcet sẽ được chỉ định dùng thuốc này
- Thuốc kháng sinh: Infliximab, Rituximab… là các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho các trường hợp mắc hồng ban nút do viêm đại tràng chảy máu
- Thuốc chống sốt rét, muối Iod có thể được chỉ định
Trên đây là các thông tin tổng hợp về bệnh hồng ban nút. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn thông tin bệnh lý bổ ích. Chúc bạn sức khỏe và thành công!