Hội chứng bàn chân bẹt là một dị tật có nâng cao nguy cơ mắc các bệnh ở mắt cá chân, gót chân, đầu gối… Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn các thông tin cụ thể về hội chứng này cũng như cách điều trị hiệu quả nhất.
Hội chứng bàn chân bẹt là gì?
Theo các bác sĩ, trẻ 2-3 tuổi sẽ bắt đầu hình thành vòm bàn chân và bắt đầu có vòm chân lúc 6 tuổi. Đây là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ như một lò xo hỗ trợ bước đi, đồng thời phân bố trọng lượng của cơ thể. Cấu trúc vòm này quyết định dáng đi của bạn.
Ở người bình thường, vòm bàn chân và mặt đất sẽ luôn có một khoảng trống nhỏ khi người bệnh đứng thẳng. Ngược lại, người mắc hội chứng bàn chân bẹt hay bàn chân phẳng sẽ không có khoảng trống hoặc khoảng trống được tạo ra rất nhỏ giữa vòm chân và mặt đất. Gan bàn chân của người bệnh có thể lõm vào trong khi đi/đứng. Khi di chuyển, mũi bàn chân của người bệnh sẽ hướng ra bên ngoài.
Hội chứng bàn chân bẹt phổ biến ở nhiều đối tượng. Bệnh không gây ra đau đớn nhưng có thể gây ra rối loạn liên kết ở chân, ảnh hưởng đến mắt cá chân và đầu gối. Nguyên nhân hình thành bệnh cũng rất đa dạng. Người bệnh có thể mắc bệnh bẩm sinh, liên quan đến chấn thương hoặc ảnh hưởng do sự thoái hóa tự nhiên.
Người bệnh không cần điều trị hội chứng bàn chân bẹt. Các bác sĩ cho biết tình trạng này có thể cải thiện nhờ việc tăng cường luyện tập, sử dụng một số thiết bị hỗ trợ đơn giản. Trong trường hợp bệnh gây ra biến chứng đau đớn, khó chịu có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiềm ẩn trong cơ thể. Người bệnh cần thực hiện thăm khám và điều trị từ sớm để ngăn chặn bệnh tiến triển xấu đi.
Y học chia hội chứng bàn chân bẹt thành 3 loại, bao gồm:
- Bàn chân bẹt linh hoạt: Đây là dạng bàn chân bẹt thường gặp nhất. Dạng này thường mắc khi người bệnh còn nhỏ, không đau. Khi nhấc chân lên khỏi mặt đất, vòm bàn chân sẽ xuất hiện. Khi chân chạm đất hoàn toàn hoặc đứng, vòm chân sẽ biến mất.
- Bàn chân bẹt cứng: Khi gân gót chân có sự kết nối với xương gót chân và cơ bắp chân thì người bệnh sẽ mắc hội chứng bàn chân bẹt dạng này. Người bệnh có thể đau đớn khi đi, chạy bộ nếu kết nối quá chặt. Gót chân người bệnh cũng được nâng lên cao hơn khi người bệnh đi bộ hoặc chạy bộ.
- Rối loạn chức năng gân chày sau: Dạng hội chứng bàn chân bẹt này chủ yếu phát triển ở những người đã trưởng thành. Các bác sĩ cho biết, sự rối loạn xảy ra khi gân kết nối với cơ bắp chân, mặt trong của mắt cá chân có thể bị sưng lên, rách gây đau đớn. Vòm bàn chân khi đó sẽ không nhận được sự hỗ trợ gây mất vòm. Dạng hội chứng bàn chân bẹt này có thể ảnh hưởng ở một hoặc cả 2 chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng hội chứng bàn chân bẹt
Người mắc hội chứng bàn chân bẹt thường sẽ cảm thấy đau bàn chân. Triệu chứng này xảy ra do dây chằng và các cơ kết nối bị căng lên quá mức. Ngoài đau bàn chân, người bệnh cũng có thể bị đau khớp khi bệnh gây ảnh hưởng đến đầu gối và vùng hông. Áp lực lên đầu gối quá lớn có thể khiến cổ chân bị xoay vào bên trong, gây ra dị dạng trên cơ thể.
Bạn cũng có thể nhận biết hội chứng bàn chân bẹt thông qua các triệu chứng sau đây:
- Dáng đi: Người mắc bàn chân bẹt sang đi hình chữ V, khác với người thường đi thẳng, hai chân song song
- Khớp gối bất thường: Khớp gối của người bệnh thường xoay lệch, có chiều hướng chụm lại với nhau
- Cổ chân người bệnh thường xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài
- Bàn chân không có lõm kho người bệnh đứng thẳng hoặc đi lại. Đây là dấu hiệu điển hình dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
- Trọng lượng cơ thể phân bổ không đều: Người bệnh bàn chân bẹt thường sự không phân bổ đều trọng lượng lên 2 chân. Điều đó đồng nghĩa với việc giày mòn không đều nhau.
- Cứng bàn chân: Người bệnh có thể cứng ở một hoặc cả 2 bên bàn chân.
Nguyên nhân gây hội chứng bàn chân bẹt
Nguyên nhân gây hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em
Bàn chân bẹt ở trẻ em là hiện tượng bình thường do vòm chân của trẻ chưa phát triển. Như đã nói, vòm chân chỉ bắt đầu hình thành khi trẻ 2-3 tuổi. Một số trẻ chậm phát triển hoặc có cấu trúc dị dạng sẽ ảnh hưởng đến liên kết xương bàn chân gây hội chứng bàn chân bẹt.
Thống kê về các trường hợp mắc hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ cho thấy, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu liên quan đến rối loạn di truyền. Cụ thể:
- Trẻ bị rối loạn phối hợp phát triển
- Trẻ bị hội chứng Ehlers-Danlos: Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh làm tăng độ đàn hồi của da, mạch máu và khớp
- Trẻ bị hội chứng người dẻo
- Các dây chằng bị mất độ đàn hồi
- Ngón chân của trẻ bị hướng vào bên trong
- Xương cổ chân trẻ bị hợp bẩm sinh
- Trẻ có các bệnh lý về thần kinh, loạn cơ dưỡng và nứt đốt sống
Các triệu chứng bàn chân bẹt ở trẻ có thể xuất hiện hoặc biến mất khi trẻ trưởng thành. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý trẻ có thể gặp phải hội chứng bàn chân bẹt trong quá trình thay đổi cơ bắp, phát triển, thường là ở giai đoạn từ 3-5 tuổi.
Nguyên nhân gây hội chứng bàn chân bẹt ở người lớn
Sự tổn thương mô liên kết ở giữa bàn chân, xương có thể dẫn đến bàn chân bẹt ở người lớn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh là do:
- Thoái hóa tự nhiên của gân xương chày
- Thay đổi cấu trúc cơ học của bàn chân ảnh hưởng đến cấu trúc vòm chân. Khi các dây chằng đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ xương bàn chân bị căng lên thì vòm chân sẽ mất đi
- Béo phì gia tăng áp lực lên bàn chân, từ đó dẫn đến mất vòm chân
- Tiểu đường, cao huyết áp gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng máu tại các cơ và mô liên kết bàn chân. Do vậy ảnh hưởng đến vòm chân.
- Người từng gãy xương, chấn thương mắt cá chân… có thể dẫn đến bàn chân bẹt
- Chiều dài chân không bằng nhau dẫn đến việc chi dài hơn phải bù đắp chiều cao thông qua việc làm phẳng chân
- Phụ nữ mang thai có thể bị bàn chân bẹt do sự tăng sinh của Elastin – một loại Protein có công dụng tăng độ đàn hồi cho da và mô liên kết trong giai đoạn thai kỳ
- Viêm khớp dạng thấp gây bàn chân bẹt do sự tấn công của hệ miễn dịch vào các mô liên kết trong cơ thể.
- Vẹo cột sống khiến dáng đi không cân xứng, từ đó dẫn đến bàn chân bẹt
- Thường xuyên đi giày không cao gót, đi giày quá chật làm các ngón chân bị nén, tăng áp lực lên vòm chân, suy giảm độ đàn hồi của mắt cá chân.
Hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
Hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo đánh giá của các chuyên gia, hầu hết các trường hợp bàn chân bẹt xảy ra đều không quá nguy hiểm.
Dù không nguy hiểm nhưng bạn vẫn cần can thiệp đúng cách, phù hợp. Với trẻ em, nếu không điều trị kịp thời thì thần kinh cột sống và sự phát triển bình thường của trẻ có thể bị ảnh hưởng.
Với người trưởng thành, người bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra ảnh hưởng đến lưng, mắt cá nhân và một số biến chứng khác như:
- Gây áp lực lên khớp và cơ bàn chân, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu
- Đau xương cẳng chân
- Biến dạng ngón chân cái
- Gia tăng nguy cơ bị viêm gân, thường là viêm gân gót chân
- Gây hội chứng vẹo ngón chân cái (ngón chân cong vào bất thường)
Chẩn đoán hội chứng bàn chân bẹt
Thông qua các dấu hiệu đặc trưng, người bệnh có thể nhận biết được hội chứng bàn chân bẹt. Việc chẩn đoán xác định của bác sĩ cần được thực hiện để tìm ra nguyên nhân và các biến chứng có thể xảy ra.
Người bệnh có thể thực hiện một số thử nghiệm trực quan sau đây để chẩn đoán hội chứng bàn chân bẹt, cụ thể:
- Kiểm tra dấu chân ướt: Người bệnh thấm ướt chân, đứng trên mặt phẳng nhẵn, nhìn hình in gót chân và gan bàn chân càng dày thì bàn chân càng phẳng. Vòm chân cao hơn sẽ để lại một lõm ở bàn chân.
- Thử nghiệm bằng giày: Thử nghiệm nhằm xác định nguyên nhân cơ học gây ra bệnh. Cụ thể, nếu mặt trong của đế giày mòn nhiều nhiều, đặc biệt là phần gót thì bạn đang mắc bàn chân bẹt.
- Thử nghiệm ngón chân: Bác sĩ đứng sau người bệnh và đếm số ngón chân nhìn thấy. Ở người bị bàn chân bẹt, ngón út không được nhìn thấy. Bác sĩ chỉ có thể nhìn được từ 3-4 ngón chân.
Ngoài các thực nghiệm thực tế trên, người bệnh có thể phải xét nghiệm nếu gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng. Một số xét nghiệm phổ biến thường được sử dụng là:
- Chụp X-quang và CT cắt lớp: Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chụp hình ảnh để đánh giá bất thường về sự thẳng hàng của bàn chân, góc bàn chân
- Siêu âm: Các tổn thương ở mô mềm được thể hiện rõ hơn qua xét nghiệm này.
- Chụp MRI: Xét nghiệm được chỉ định thực hiện nhằm xác định chi tiết các tổn thương về xương, mô mềm và tìm ra nguyên nhân gây bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm gân…
Điều trị hội chứng bàn chân bẹt
Phụ thuộc vào độ tuổi các bác sĩ sẽ đưa ra được các phương pháp điều trị phù hợp. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng xảy ra.
Thông thường, nếu trẻ em mắc bàn chân bẹt sẽ không cần điều trị mà hội chứng sẽ tự mất khi trẻ bước sang tuổi vị thành niên, thiếu niên. Phụ huynh cần lưu ý cho trẻ đi trên nhiều địa hình khác nhau để vòm chân hình thành bình thường, tránh đi giày bít mũi.
Đến giai đoạn trưởng thành, nếu hội chứng bàn chân bẹt không biến mất trẻ có thể phải thực hiện phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt dụng cụ chỉnh hình bàn chân để cấu trúc xương phát triển đúng vị trí.
Với người lớn, bác sĩ cho biết hội chứng bẹt bàn chân thường là vĩnh viễn và không cần can thiệp điều trị. Trong trường hợp người bệnh bị đau dữ dội có thể dùng thuốc giảm đau, tăng cường tập thể dục hoặc dùng nẹp định hình chân.
Nếu các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật để giảm mức độ dị dạng ở cấu trúc bàn chân. Các phẫu thuật được thực hiện gồm:
- Phẫu thuật tái tạo
- Phẫu thuật cấy ghép xương
Trên đây là thông tin tổng hợp về hội chứng bàn chân bẹt. Bạn đọc hãy tham khảo để hiểu biết hơn về bệnh lý này, từ đó có phương pháp điều trị nhanh chóng, phù hợp khi cần thiết. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!