Hen phế quản không phải một căn bệnh quá xa lạ đối với mọi người. Khi bị mắc bệnh, người bệnh không những cảm thấy khó chịu, đau rát mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách điều trị như thế nào? Cùng chúng tôi khám phá tại bài viết này nhé.
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản hay còn được gọi với cái tên quen thuộc đó chính là hen suyễn. Đây là một trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều yếu tố kích thích khác nhau. Biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho do hậu quả của co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết nhầy phế quản.
Cơn hen phế quản sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân và mức độ kích thích của tiểu phế quản. Bệnh hen phế quản không thể chữa trị tận gốc, do đó người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh với nhiều triệu chứng gây cản trở đời sống sinh hoạt thường ngày. Thời tiết chính là yếu tố tác động hàng đầu khiến cho bệnh tình trở nên phức tạp hơn.Tuy nhiên thì những triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Theo như các bác sĩ chuyên khoa hô hấp đánh giá thì căn bệnh này vô cùng nguy hiểm. Bởi khi đường dẫn khí bị kích ứng thì tương đương các cơ hô hấp dần thu hẹp lại. Từ đó ngăn cản không khí đi vào phổi dẫn đến việc không thể thở được và bệnh nhân có thể tử vong. Nếu trong trường hợp bệnh hen kéo dài có thể xảy ra bệnh suy hô hấp cấp. Lúc này người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong vì nghẹt thở trong vài phút.
Ngoài những mối nguy hiểm trên thì bệnh này còn có những biến chứng khôn lường như: tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản, xẹp phổi, ngừng hô hấp. Điều này vừa làm cho người bệnh cảm thấy khó thở do viêm đường hô hấp vừa suy tim dẫn đến tử vong. Do đó mà người bệnh cần nên chú trọng sức khỏe bản thân, khi có những biểu hiện bất thường cần đến ngay bệnh viện để thăm khám, chữa trị kịp thời tránh bệnh tình trở nặng.
Nguyên nhân bệnh hen phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản. Đặc biệt bệnh có thể bùng phát khi tiếp xúc với một số chất kích thích và các chất gây dị ứng. Các tác nhân gây nên bệnh cụ thể như sau:
- Dị nguyên đường hô hấp: thông thường bụi, phấn hoa, khói thuốc lá hay cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: mùi xăng xe, mùi kim loại, hơi sơn.
- Dị nguyên thực phẩm: một số dị nguyên thực phẩm gây nên bệnh đó là tôm, cua, mực hay nhóm thực phẩm chứa nhiều protein.
- Tác nhân nhiễm khuẩn: viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng
- Thuốc: một số thuốc có các thành phần trong dược liệu không tương thích với cơ thể cũng là tác nhân gây bệnh.
- Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh lý này thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ bị mắc đó. Tuy nhiên mức độ bệnh sẽ khác nhau.
- Yếu tố tâm lý: khi cơ thể thường xuyên mệt mỏi, lo âu, căng thẳng thì bệnh cũng sẽ được hình thành.
- Rối loạn tình dịch được cho là một tác nhân khiến cho bệnh hen khởi phát.
Triệu chứng hen phế quản
Thông thường khi sức khỏe có vấn đề thì sẽ có những triệu chứng nhất định để người bệnh có thể phát hiện kịp thời.Tuy nhiên bệnh hen phế quản việc nhận dạng lại có phần khó khăn hơn bởi không phải ai cũng xuất hiện triệu chứng. Dưới đây sẽ là một số triệu chứng phổ biến đa phần người bệnh sẽ gặp phải:
- Hụt hơi: khi mà bạn thực hiện các hoạt động thể dục thể thao, làm việc quá sức hay thậm chí không làm việc gì nhưng vẫn cảm thấy hụt hơi. Đó chính là một dấu hiệu phổ biến báo hiệu rằng căn bệnh hen phế quản của bạn đã được hình thành.
- Khó thở, thở khò khè: khi bị hen phế quản thì đường dẫn khí sẽ có hiện tượng sưng, viêm khiến cho không khí không thể lưu thông từ phổi đến các bộ phận đảm nhiệm chức năng thở được. Do đó khi thở bạn sẽ nghe thấy tiếng khò khè và nhiều người bệnh sẽ cảm thấy khó thở. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho bạn mất ngủ nữa.
- Ho: các cơn ho sẽ diễn ra thường xuyên thành từng cơn và có thể đi kèm đờm hoặc không. Đặc biệt vào ban đêm hiện tượng ho sẽ trở nên dữ dội hơn rất nhiều.
- Dị ứng: thông thường người bệnh bị mắc bệnh hen phế quản sẽ nhạy cảm hơn với mùi vị. Do đó người bệnh rất dễ bị dị ứng đặc biệt khi tiếp xúc với nấm mốc hoặc phấn hoa.
- Cảm giác mệt mỏi: đây là dấu hiệu không quá phổ biến. Tuy nhiên đối với người bệnh có thể trạng yếu hoặc bệnh nặng thì hiện tượng này sẽ xảy ra. Việc mệt mỏi còn làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn và không có sức để làm việc.
Điều trị hen phế quản
Như đã nói ở trên thì căn bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì sẽ ngăn chặn bệnh phát triển nặng. Một số cách điều trị bệnh phổ biến và đem đến hiệu quả như:
Sử dụng thuốc Tây Y
Điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm là thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn và thuốc giãn phế quản.
- Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Corticosteroid dạng hít,..đây là một trong những biện pháp chính để điều trị bệnh và giúp hạn chế xuất hiện cơn hen cấp.
- Thuốc cắt cơn (giãn phế quản): người bệnh có thế sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Corticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản ngay lập tức.
Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này cần phải được sự chỉ định của bác sĩ để tránh sử dụng sai thời gian, sai liều dùng gây đến những tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc Đông Y
Để đem lại hiệu quả cao thì bạn nên tìm đến những thầy thuốc giỏi thì mới có thể bốc cho bạn bài thuốc tốt phù hợp với tình trạng bệnh. Tuy nhiên thì thuốc Đông Y sẽ có hiệu quả chậm hơn do đó bạn nên kiên trì điều trị bệnh. Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc đông y bạn cũng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bởi loại thuốc này không gây ra tác dụng phụ.
Kết hợp các bài tập
Để ngăn ngừa bệnh thì bạn cần phải xây dựng chế độ ăn khoa học. Do đó bạn cần phải nạp đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể và bổ sung thêm các thực phẩm chức năng để tăng sức đề kháng.
Bên cạnh đó việc tập luyện thể dục thể thao cũng là cách điều trị bệnh hen phế quản tốt. Tuy nhiên bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng và tránh tập luyện lâu ở ngoài trời lạnh.
Tránh tác nhân gây hen suyễn
Đây là cách hiệu quả để kiểm soát cũng như điều trị bệnh. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với thú nuôi và kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên dọn chỗ ở của mình được sạch sẽ và giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.