Cứng cổ khiến người mắc cảm thấy khó chịu, không xoay được cổ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cử động thường ngày. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách khắc phục ra sao? Phòng ngừa như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung về tình trạng cứng cổ
Cứng cổ là hiện tượng xuất hiện khi hệ thống cơ tại cổ bị căng hoặc mô mềm bên trong vị trí này đang bị chấn thương. Ở một số trường hợp, bệnh là hệ lụy của những tổn thương vùng đốt sống hoặc các vấn đề khác.
Khi gặp phải tình trạng này, vùng cổ người bệnh sẽ đau nhức, cứng lại. Hoạt động xoay cổ, cúi gập cổ hoặc ngửa cổ đều trở nên khó khăn.
Nguyên nhân gây cứng cổ
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, bao gồm:
Do chấn thương
Những chấn thương nhỏ như bong gân nhẹ hoặc chấn thương do giật cổ là hai yếu tố đầu tiên khiến cổ bị cứng. Những chấn thương này xảy ra khi người bệnh thực hiện một số hoạt động như:
- Ngủ ở tư thế nằm sấp khiến cột sống cổ phải chịu áp lực lớn.
- Ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu
- Tai nạn nhẹ trong khi tham gia giao thông, lao động chân tay hoặc tập thể thao
- Căng cơ.
Các vấn đề về viêm khớp
Nguyên nhân tiếp theo gây ra hiện tượng này là những vấn đề về viêm khớp như:
- Đau cơ xơ hóa
- Hẹp ống sống
- Loãng xương
- Thoát vị đĩa đệm ở cổ
- Viêm khớp dạng thấp.
Ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, viêm khớp cũng sẽ khiến những cơn đau, co cứng ở cổ diễn ra. Cơn đau tăng dần cấp độ khi người bệnh lái xe, ngồi làm việc hoặc xem tivi quá lâu ở một tư thế.
Hệ quả từ cơn đau tim
Đau và cứng ở cổ có thể là do những cơn đau tim để lại. Để nhận biết tình trạng này, người bệnh cần ghi nhớ thêm một số triệu chứng điển hình của bệnh như:
- Khó thở
- Đau hàm hoặc cánh tay
- Cơ thể ra nhiều mồ hôi
- Buồn nôn, nôn bất ngờ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau tim là tình trạng nguy cấp, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Do đó nếu nghi ngờ bản thân mắc phải tình trạng này thì bạn nên tới các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe của mình kịp thời.
Do viêm màng não gây ra
Cứng cổ cũng là một biểu hiện của bệnh viêm màng não. Tuy nhiên nguyên nhân này rất hiếm gặp. Các triệu chứng đầy đủ của căn bệnh viêm màng não là:
- Sốt bất thường kèm theo biểu hiện cứng cổ, đau đầu
- Buồn nôn, nôn ói
- Sợ ánh sáng, lẫn
- Thức dậy khó khăn sau một giấc ngủ.
Nhìn chung giới chuyên môn đánh giá cứng cổ chủ yếu do nguyên nhân ít nguy hiểm gây ra. Trường hợp đau tim và viêm màng não gây ra tình trạng này rất hiếm.
Các biện pháp khắc phục hiện tượng cứng cổ
Có rất nhiều biện pháp khắc phục bệnh tại nhà như chườm nóng-lạnh, tập luyện thể thao,…Tuy nhiên nếu bệnh không thuyên giảm mà ngược lại có dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn thì người bệnh cần tới ngay bệnh viện để có hướng điều trị phù hợp hơn.
Chi tiết các biện pháp hỗ trợ khắc phục các triệu chứng của bệnh tại nhà như sau:
Chườm nóng-lạnh
Chườm nóng-lạnh là phương pháp đầu tiên giúp cải thiện đáng kể những cơn đau cứng ở cổ do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, chườm nóng còn hỗ trợ máu lưu thông dễ dàng hơn, giúp cổ được thư giãn và ngăn chặn hiện tượng cứng cổ tái phát.
Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra khoảng 15-20 phút để thực hiện chườm đá. Việc tắm nước ấm cũng là một mẹo nhỏ giúp cải thiện đáng kể những biểu hiện của tình trạng này.
Sử dụng thuốc giảm đau
Khi những cơn đau diễn ra liên tục nhiều ngày không giảm, người bệnh cần uống thêm một số loại thuốc giảm đau nhằm mục đích giảm đau, chống viêm, giảm cứng cổ. Những dược liệu thường dùng cho người bệnh gồm có:
- Naproxen natri
- Acetaminophen
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn về cách dùng và liều lượng thuốc. Việc tự ý bỏ thuốc hoặc quá liều có thể dẫn tới nhiều phản ứng phụ nguy hiểm. Đặc biệt, người bệnh không được phép kết hợp những dược liệu trên với các sản phẩm chức năng không rõ nguồn gốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tránh chuyển động đột ngột
Những chuyển động đột ngột càng khiến cơn co cứng, đau nhức ở cổ trở nên tồi tệ hơn. Bởi vậy người bệnh cần tránh hành động này, chẳng hạn như quay đầu đột ngột, ….
Song song, người bệnh cũng có thể thực hiện động tác kéo căng phần cơ ở cổ (thực hiện đều cả hai bên) để hiện tượng co cứng và đau nhức giảm bớt đi. Tuy nhiên khi thực hiện kéo căng cơ cổ, người bệnh cần tập nhẹ nhàng để tránh cử động cổ đột ngột.
Châm cứu
Đây là phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Quá trình châm cứu sẽ sử dụng một chiếc kim dài và mỏng để tác động lên huyệt đạo liên quan tới biểu hiện cứng cổ. Sau quá trình trị liệu này, những cơn đau và co cứng ở vùng cổ sẽ nhanh chóng được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín. Việc tin tưởng lựa chọn những địa chỉ khám bệnh “truyền miệng” có thể dẫn tới rất nhiều rủi ro.
Xoa bóp cổ
Thường xuyên xoa bóp cổ cũng là một mẹo hữu ích giúp giảm cứng cổ tại nhà. Người bệnh có thể thực hiện biện pháp này hàng ngày để vùng cổ thoải mái hơn.
Hạn chế vận động mạnh
Trường hợp người bệnh bị cứng ở cổ do hoạt động thể thao thì cần nghỉ ngơi, dưỡng sức. Bạn nên:
- Tránh khuân vác vật có trọng lượng nặng
- Tránh những hoạt động thể chất dùng nhiều sức.
Phòng ngừa cứng cổ như thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh chỉ cần thiết lập thói quen sinh hoạt và làm việc khoa học, hợp lý. Chi tiết như sau:
Giới hạn thời gian dùng thiết bị điện tử
Sử dụng liên tục các thiết bị điện tử trong thời gian dài như máy tính, laptop, điện thoại,…sẽ khiến vùng cổ chịu áp lực lớn. Lâu ngày hình thành tình trạng cứng cổ. Bởi vậy, bạn cần giới hạn thời gian sử dụng những thiết bị này để mắt và cổ được nghỉ ngơi.
Điều chỉnh tư thế làm việc
Bạn nên điều chỉnh tư thế chuẩn làm việc để bảo vệ cột sống và vùng cổ:
- Ngồi thẳng lưng, hai bàn chân đặt xuống sàn, đầu gối hạ thấp hơn phần mông.
- Điều chỉnh bàn máy tính ngang bằng với tầm mắt, hạn chế cúi hoặc ngửa quá nhiều gây cứng và mỏi cổ.
- Nghỉ giải lao, vận động sau mỗi giờ làm việc.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Tư thế ngủ ban đêm không đúng có thể khiến vùng cổ bị tổn thương, đau nhức hoặc co cứng. Bạn cần tránh nằm sấp hoặc vẹo cổ. Tư thế ngủ chuẩn xác là nằm nghiêng đều cả thân người sang một bên hoặc nằm ngửa thoải mái.
Vận động cổ định kỳ
Vận động cổ định kỳ là mẹo hữu hiệu giúp phòng tránh những vấn đề về bộ phận này như co cứng, đau nhức. Bạn có thể thực hiện theo những gợi ý dưới đây để giúp cổ vận động định kỳ:
- Xoay cổ nhẹ nhàng sang hai bên sau mỗi 1 tiếng đồng hồ.
- Từ từ quay đầu sang cả hai bên.
Tập thể dục thường xuyên
Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao là biện pháp đơn giản vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa ngăn chặn các bệnh lý. Trong đó bao gồm cả tình trạng đau nhức, co cứng ở cổ.
Trên đây là những thông tin về tình trạng cứng cổ mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết đã đem tới những kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!