Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị mới của nền y học hiện đại mang lại một số lợi ích nhất định cho người bệnh. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này và đánh giá ưu điểm cũng như hạn chế của cách điều trị này, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là như thế nào?
Sóng cao tần hay còn gọi là sóng radio. Đây là một loại sóng có thể khiến các vật thể nóng lên bằng các bước sóng dài nhưng không gây ra tác hại hay phản ứng phụ cho sức khỏe.
Trong y học hiện đại, sóng cao tần được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh căng cứng xương khớp, viêm amidan,…Dưới tác dụng của nhiệt liệu cường độ cao, các tổn thương dần được khôi phục, góp phần quan trọng trong việc sửa chữa, làm lành vết thương.
Nhiệt lượng từ sóng cao tần sản sinh ra sẽ đốt cháy nhân nhầy trong đĩa đệm gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Các dịch nhầy tại đĩa đệm sẽ dần được tiêu biến, giảm áp lực lên đĩa đệm. Nhờ vậy, rễ thần kinh không còn bị “dị vật” chèn ép, sự đau đớn, nhức mỏi bệnh gây ra cũng nhanh chóng được cải thiện. Người bệnh sớm cảm nhận được sự thoải mái, dễ chịu khi không còn phải đối mặt với sự đau đớn do bệnh gây ra.
Các bước điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Thăm khám bệnh
Bước đầu tiên trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là thăm khám. Xác định tình trạng, mức độ tổn thương và thể trạng cụ thể của từng người bệnh.
Bước thăm khám lâm sàng bao gồm khai thác bệnh sử, chẩn đoán lâm sàng, chiếu chụp hình ảnh. Trong một số trường hợp cần thiết có thể bác sĩ sẽ chỉ định thêm phương pháp đo điện cơ để xác định chính xác rễ thần kinh đang bị chèn ép.
Lưu ý đến người bệnh một số vấn đề cần thiết
Nhằm hạn chế các yếu tố rủi ro ngoài tầm kiểm soát, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tạm dừng sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng tuyệt đối bia rượu và chất kích thích. Với những người thừa cân, béo phì, cần kiểm soát tốt cân nặng trước khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần.
Gây tê cục bộ
Khi người bệnh đã đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu cần thiết đảm bảo ca điều trị diễn ra thành công, giảm thiểu cảm giác đau đớn cho người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí cần điều trị bằng sóng cao tần. Sau khi được gây tê cục bộ, người bệnh sẽ tiếp nhận điều trị trong với trạng thái thoải mái, yên tâm nhất.
Thực hiện điều trị
Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng cây kim y tế chuyên dụng để đưa năng lượng sóng cao tần đến các vị trí đĩa đệm đang bị tổn thương. Đồng thời, nguồn nhiệt dao động ở khoảng 40 đến 70 độ cùng lúc cũng sẽ được đưa vào bên trong cột sống để khiến đĩa đệm nóng lên, nhằm cô đặc chất nhầy ở các vị trí tổn thương.
Theo thời gian chiếu sóng, áp lực trên đĩa đệm giảm dần, đĩa đệm và chức năng cột sống sẽ được khôi phục trở về thể trạng ban đầu. Quá trình chữa bằng sóng cao tần sẽ diễn ra trong 20-30 phút tùy vào từng trường hợp tổn thương cụ thể.
* Lưu ý:
Sau khi áp dụng phương pháp điều trị bằng sóng cao tần, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chú ý bổ sung nhiều rau xanh, nước lọc và các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Đồng thời, mọi người cần xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Không vận động mạnh, không làm việc quá sức sau khi điều trị. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế điều khiển các phương tiện giao thông và tạm dừng hoạt động tình dục để cột sống có đủ thời gian hồi phục tổn thương.
Phân tích ưu điểm và hạn chế
Để có thể cân nhắc, quyết định được mình có nên áp dụng biện pháp sóng cao tần để điều trị bệnh hay không. Mọi người có thể căn cứ vào sự đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này như sau:
Ưu điểm của sóng cao tần
- Đây là phương pháp y học tiên tiến, mang lại hiệu quả đến 90%. Giảm thiểu các yếu tố rủi ro có thể xảy ra khi điều trị bệnh bằng các phương pháp phẫu thuật khác.
- Thông thường, một ca điều trị bằng sóng cao tần chỉ rơi vào khoảng 20 phút. Sau 1-2 giờ nghỉ ngơi, theo dõi phản ứng của cơ thể, người bệnh có thể ra về ngay nếu không có dấu hiệu gì bất thường. Nhờ vậy, các hoạt động thường ngày, công việc, học tập của người bệnh gần như không bị ảnh hưởng.
- Quá trình đốt sóng nhân xơ đĩa đệm không gây ra vết thương hở, không gây chảy máu. Vì vậy, người bệnh không phải trải qua cảm giác đau đớn hay mệt mỏi sau điều trị.
Hạn chế của phương pháp
- Phạm vi ứng dụng phương pháp này chưa được phổ biến.
- Phương pháp chỉ phù hợp trong các ca bệnh giai đoạn nhẹ. Với các trường hợp đĩa đệm bị bao xơ, phồng hoặc lồi ra ngoài. Gần như không có hiệu quả với các trường hợp tổn thương nặng.
- Thông thường, do tâm lý chủ quan của mọi người, bệnh chỉ được phát hiện, thăm khám khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Do đó, việc sử dụng sóng cao tần để điều trị thoát vị đĩa đệm rất ít khi được sử dụng.
- Phương pháp này đòi hỏi hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc chuyên dụng phải rất hiện đại. Thêm vào đó, người thực hiện phải là những bác sĩ rất giỏi, tay nghề cao mới mang lại hiệu quả tốt, không gây đau đớn cho người bệnh.
- Chi phí cho một lần điều trị lên đến 30 triệu. Đây là một số tiền không hề nhỏ. Do đó, nhiều bệnh nhân gặp phải áp lực lớn về kinh tế khi áp dụng điều trị bằng phương pháp này.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Hy vọng đã giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích để lựa chọn cho mình phương pháp chữa bệnh phù hợp. Chúc bạn đọc niềm vui và sức khỏe!