Cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm? Nghe có vẻ lạ, nhưng đây lại là bài thuốc dân gian được đánh giá an toàn, hiệu quả. Vậy cách dùng loại cây này như thế nào, chúng có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả như thế nào?
Cây ngũ sắc (hay còn được gọi là cây trâm ổi) là loại cây thân thảo được trồng nhiều ở Việt Nam. Loại cây này thường mọc thành từng cụm, lá mỏng và có màu xanh đậm, hoa nhỏ mọc theo chùm với đa dạng màu sắc. Theo y học cổ truyền, cây ngũ sắc là một loại dược liệu quen thuộc sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó bao gồm cả bệnh thoát vị đĩa đệm. Ở cây ngũ sắc, dược tính sẽ tập trung chủ yếu ở hoa, lá, rễ cây, cụ thể với từng công dụng như sau:
- Hoa ngũ sắc: Hoa có mùi hương đậm và hắc, nhiều vị ngọt. Tác dụng chính của loại hoa này là hỗ trợ cầm máu và tác động tích cực vào quá trình chữa cao huyết áp.
- Lá cây ngũ sắc: Lá cây có chút độc tính nhẹ, mang tính mát, mùi khó chịu, thậm chí hơi hôi. Lá cây được dùng để làm cầm máu, giảm sưng, chữa lành viêm phế quản hoặc viêm họng, có tác dụng tích cực khi xử lý các vấn đề tiêu hoá.
- Rễ cây: Đây là phần chứa nhiều dược tính nhất với tính ngọt. Bộ phận này cũng được dùng phổ biến khi chữa các bệnh xương khớp.
Cây ngũ sắc là loại dược liệu phổ biến để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm với nhiều công dụng giảm viêm, giảm đau nhức, cải thiện các dấu hiệu của bệnh. Hơn nữa, thành phần dược tính trong loại cây này cũng khá an toàn cho người sử dụng. Tuy vậy, người bệnh nên lưu ý tìm kiếm những phương pháp chế biến chuẩn xác để cây thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Tham khảo một số cách trong nội dung dưới đây!
Những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây ngũ sắc
Sắc nước uống từ rễ cây ngũ sắc
Chuẩn bị khoảng 40g rễ cây ngũ sắc để thực hiện cách thức này:
- Đem phần rễ cây ngũ sắc đi rửa sạch, loại bỏ bụi đất bằng cách ngâm nước muối loãng rồi thái thành từng khúc nhỏ.
- Người bệnh nên dùng ấm đất để sắc sẽ tốt hơn, xếp các rễ cây cẩn thận vào trong ấm.
- Đổ nước sao cho ngập hết rễ, bật bếp và đun liu riu cho đến khi thuốc cạn chỉ còn 1 bát.
- Uống thuốc mỗi ngày vào buổi sáng, mỗi lần sử dụng khoảng nửa bát con.
- Trong trường hợp không tìm được rễ cây tươi, chúng ta có thể dùng rễ cây khô để nấu nước.
Chế rượu từ rễ cây ngũ sắc
Nguyên liệu để dùng bao gồm 4 bộ rễ của cây ngũ sắc tươi và một ít rượu trắng. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch nguyên bộ rễ tươi, chú ý rửa cẩn thận.
- Xếp các bộ rễ gọn gàng trong 1 bình thuỷ tinh sạch, cho rượu trắng ngập bình và đậy nắp kín.
- Bảo quản bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát và ngâm trong vòng 3 tháng mới dùng được.
- Mỗi ngày, người bệnh sẽ uống 1 ly rượu nhỏ trước các bữa ăn. Hoặc dùng loại rượu này đem đi xoa bóp vùng xương khớp bị đau nhức cũng rất hữu hiệu.
Dùng lá cây ngũ sắc để đắp
Chọn một nắm lá của loại cây này và tiến hành theo các bước:
- Rửa sạch lá cây rồi để thật ráo nước, có thể ngâm thêm muối để diệt khuẩn.
- Dùng tay vò nhẹ lá hoa rồi bắc chảo lên để đảo qua cho nóng.
- Sau đó, dùng một chiếc khăn mềm để bọc lá hoa và đắp lên vùng thoát vị, cách này sẽ giúp cho những cơn đau thuyên giảm 1 cách nhanh chóng.
- Người bệnh nên được thực hiện mỗi ngày sẽ thấy những dấu hiệu bệnh được cải thiện tích cực.
Bài thuốc kết hợp rễ ngũ sắc và trứng vịt
Chuẩn bị khoảng 15gr rễ ngũ sắc khô và 1 quả trứng vịt vỏ xanh để chế biến bài thuốc:
- Rửa sạch các rễ cây ngũ sắc rồi thái thành từng khúc nhỏ.
- Bỏ rễ cây và quả trứng vịt vào trong nồi, cho thêm 200ml nước và đun trong 1 tiếng.
- Tắt bếp, trứng bóc vỏ để ăn còn nước canh dùng uống.
- Nên ăn nóng sẽ tốt và ngon hơn.
Dùng muối, gừng tươi và lá ngũ sắc
Để làm bài thuốc này, nguyên liệu gồm có: 1 ít muối, 1 nắm lá ngũ sắc vừa và 1 củ gừng tươi. Người bệnh làm theo các bước sau:
- Lá ngũ sắc đem sơ chế và làm sạch.
- Gừng rửa sạch, nạo bỏ vỏ và thái thành từng lát mỏng.
- Đem các nguyên liệu lá ngũ sắc, muối và gừng tươi mang giã nát.
- Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng lưng bị bệnh.
- Người bệnh có thể sử dụng thêm 1 miếng vải mỏng để cố định hỗn hợp trên vùng thoát vị tốt hơn.
- Phương pháp này cần được thực hiện hàng ngày cho tới khi bệnh tình thuyên giảm.
Những chú ý trong việc dùng cây ngũ sắc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Tuy là một bài thuốc dân gian chữa bệnh lành tính và an toàn nhưng khi dùng cây ngũ sắc, người bệnh vẫn nên chú ý một số điểm sau để phương pháp trị bệnh đạt kết quả tốt nhất:
- Các bài thuốc dân gian thường có tác dụng chậm, do vậy người bệnh cần một thời gian dài áp dụng mới mong đem lại hiệu quả đáng kể. Ngoài ra, việc chữa trị đạt được những thành tựu ra sao còn phụ thuộc vào tình trạng cơ địa thực tế của mỗi người.
- Bài thuốc này chỉ là phương pháp bổ trợ, không có tác dụng thay thế các chỉ định hay phác đồ chuyên khoa của bác sĩ.
- Bổ sung dinh dưỡng thích hợp, đặc biệt là những dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D,…
- Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
- Không mang vác đồ nặng làm ảnh hưởng tới xương khớp.
- Áp dụng tư thế ngồi chuẩn, thỉnh thoảng nên vận động chứ không được ngồi quá lâu.
- Kiêng bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn – Đây đều là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe.
Bài viết trên đây đã tổng hợp nhiều thông tin về chủ đề cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm. Hy vọng đây sẽ là phương pháp tham khảo hữu hiệu cho nhiều bạn đọc quan tâm. Chúc mọi người sẽ luôn có một sức khỏe tốt và chống lại mọi bệnh tật!