Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì là thông tin được nhiều người bệnh tìm hiểu. Chế độ ăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục bệnh lý. Tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong nội dung thông tin dưới đây!
Được xếp vào nhóm bệnh rối loạn tự miễn, viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp là thuật ngữ Y học chỉ tình trạng tổn thương ở các khớp do sự tấn công của hệ thống miễn dịch cơ thể. Ngoài khớp, các bộ phận khác như tim, phổi, mắt… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để ngăn chặn tình trạng viêm, kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả, một số thực phẩm được bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tăng cường sử dụng, đồng thời hạn chế dùng các thực phẩm kích hoạt phản ứng viêm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để để nhanh khỏi?
Các loại cá béo
Các béo bao gồm các loại như cá hồi, cá mòi, cá thu… có tác dụng làm giảm tình trạng viêm khớp dạng thấp, giảm đau hiệu quả. Hàm lượng axit béo Omega-3 là thành phần chính trong các loại cá béo có tác dụng này.
Ngoài axit béo, cá béo còn chứa hàm lượng Vitamin D dồi dào. Với những bệnh nhân xương khớp, vitamin D có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ Canxi, ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Thiếu hụt hoạt chất này trong bữa ăn hàng ngày có thể làm triệu chứng viêm khớp dạng thấp thêm trầm trọng hơn.
Các loại đậu
Đậu đỏ, đậu cúc… có chứa nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong đó có thể kể đến như:
- Chất xơ: Thành phần giúp giảm Protein phản ứng C – một triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể
- Protein: Tăng cường sức khỏe các cơ xung quanh khớp tổn thương
- Khoáng chất: Hàm lượng sắt, kẽm, Kali… có trong hạt đậu giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống tim mạch, củng cố hệ thống miễn dịch, ngừa ngừa ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan.
Rau xanh
Rau xanh rất tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh của người mắc viêm khớp dạng thấp. Nhóm rau xanh mà người bệnh có thể cân nhắc sử dụng là:
- Bông cải xanh
- Rau bi-na
- Cải xoăn
- Cải ngọt
- Cải Brussels…
Theo các bác sĩ, thành phần của các loại rau kể trên có chứa nhiều Vitamin A – C –K bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu của các gốc tự do. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao trong rau giúp hệ thống xương khớp được chắc khỏe.
Ví dụ cụ thể như bông cải xanh, ngoài Canxi và Vitamin trong thành phần của rau còn chứa hoạt chất Sulforaphane có tác dụng ngăn ngừa tế bào liên quan đến sự hình thành của viêm khớp dạng thấp. Đây cũng là chất giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm.
Các loại quả mọng
Một số loại quả mọng được bác sĩ khuyến cáo người bệnh viêm khớp nên ăn là:
- Việt quất
- Anh đào
- Mâm xôi
- Dây tây
- Cây kỷ tử
- Nho…
Các loại quả mọng này có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, khoáng chất và Vitamin có khả năng kiểm soát viêm hiệu quả. Trong đó, đặc biệt phải kể đến 2 thành phần là Rutin và Quercetin, vừa tác động giảm viêm, vừa nâng cao sức khỏe tổng thể.
Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, việc sử dụng ít nhất 2 phần quả mọng mỗi ngày giúp tình trạng viêm nhiễm trong máu được kiểm soát được 14%.
Dầu oliu
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì? Câu trả lời của bác sĩ là dầu oliu. Thay vì các loại dầu thông thường, việc bổ sung dầu oliu giúp người bệnh chống viêm, cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, tác dụng của các hóa chất tự nhiên trong dầu oliu có tương tự với thuốc chống viêm NSAID mà người bệnh thường dùng.
Tỏi
Người bệnh nên bổ sung tỏi trong các món ăn thường ngày. Đây là loại dược liệu tự nhiên có khả năng chống viêm, kiểm soát triệu chứng bệnh viêm khớp giúp tinh thần người bệnh thoải mái hơn.
Ngoài ra, tỏi cũng giúp tăng cường sức đề kháng, sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu Y học cũng chỉ ra, việc ăn tỏi thường xuyên giúp người bệnh ngăn ngừa bệnh viêm xương khớp, giảm ảnh hưởng của viêm trong cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?
Ngoài các thực phẩm được khuyến cáo sử dụng, người bệnh cũng được khuyến cáo không nên dùng các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực tế thăm khám và điều trị viêm khớp dạng thấp cho thấy, việc ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như bánh nướng, đồ ăn nhẹ đóng gói… có thể làm tình trạng viêm của người bệnh thêm trầm trọng hơn. Những ảnh hưởng này được chỉ ra là do sự chuyển hóa của chất béo trong đồ ăn sẵn, đặc biệt là chất bảo quản thực phẩm.
Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng do nhóm thực phẩm này mang lại, người bệnh cần đọc kỹ thành phần trước khi dùng. Các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa dầu Hydro hóa cần đặc biệt tránh xa.
Các loại thực phẩm chứa Axit béo Omega-6
Hạt hướng hướng, dầu ngô, đậu phộng và một số loại thịt chứa Omega-6 có lợi cho cơ thể khi dùng với lượng vừa đủ. Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa Omega-6 kể trên sẽ tạo điều kiện để các phản ứng viêm trong cơ thể được kích hoạt, tình trạng viêm khớp dạng thấp sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Đường
Đường không tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là thực phẩm chứa đường tinh luyện như bánh kẹo ngọt, Soda hay nước trái cây. Hàm lượng đường kích hoạt giải pháp các loại Protein có khả năng gây viêm trong cơ thể, từ đó làm triệu chứng người đang gặp phải thêm trầm trọng hơn.
Rượu, bia
Ngay cả với người khỏe mạnh, rượu – bia vốn không phải loại thực phẩm tốt. Với người bệnh viêm khớp dạng thấp lại càng không tốt. Theo các bác sĩ, thành phần của rượu kích thích viêm nhiễm trong cơ thể. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tránh xa rượu từ 4-6 tuần.
Việc sử dụng rượu với một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như Ibuprofen, Naproxen… có thể gây ra chảy máu dạ dày, kết hợp với Acetaminophen có thể gây hại cho gan.
Trên đây là thông tin tổng hợp của chúng tôi giải đáp thắc mắc của bệnh về câu hỏi viêm khớp dạng thấp nên ăn gì. Ngoài các thực phẩm kể trên, nếu bạn muốn dùng loại thực phẩm nào khác nên trao đổi trước với bác sĩ điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.