Viêm khớp cùng chậu là một căn bệnh được bắt gặp ở rất nhiều bệnh nhân khác nhau. Do vậy việc phát hiện cũng như chữa trị kịp thời sẽ giúp cho bệnh nhân ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm phát sinh. Vậy viêm khớp cùng chậu là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh viêm khớp cùng chậu là gì?
Viêm khớp cùng chậu còn là một thuật ngữ khá mới mẻ với nhiều người. Nó sử dụng để miêu tả hiện tượng viêm tại 1 hay 2 bên của khớp xương cùng, nằm ở 2 bên ở cùng và kết nối với hông thông qua xương chậu. Đặc trưng của hiện tượng này là gây đau tại hông và lưng dưới.
Đáng chú ý bệnh còn được xếp vào thành một phần trong tình trạng cột sống bị viêm. Hãy xảy ra song song với một vài bệnh lý khác liên quan như viêm khớp vảy nến, dính khớp, viêm khớp phản ứng, cột sống bị viêm,… Ngoài ra thì viêm khớp cùng chậu còn dễ thành một phần của bệnh Crohn hoặc bệnh viêm đại tràng.
Căn bệnh này bản chất khá khó để chẩn đoán do hay nhầm lẫn với những dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến cột sống khác, nhất là thoái hóa ở cột sống thắt lưng. Chính vì thế ngay khi nghi ngờ mình bị viêm khớp dạng thấp thì hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám, tránh việc chẩn đoán sai, tự ý chẩn đoán và điều trị sai cách.
Nguyên nhân hình thành viêm khớp cùng chậu
Các chuyên gia trong ngành đã khẳng định viêm khớp cùng chậu được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó sẽ bao gồm những tình trạng y tế phải có cách chữa trị phù hợp. Trong đó có một vài nguyên nhân điển hình bao gồm:
- Các bệnh lý về xương khớp: Với những ai đã và đang gặp vấn đề về xương khớp như thoái hóa, viêm hay cột sống bị dính khớp,… thì đều có khả năng bị viêm khớp cùng chậu rất cao. Dù không phải tất cả bệnh nhân bị xương khớp đều bị viêm khớp cùng chậu nhưng tỷ lệ mắc phải sẽ cao hơn người bình thường.
- Do dị tật bẩm sinh: Nhiều người sinh ra không may mắn mang dị tật hay khiếm khuyết từ nhỏ như cột sống cong vẹo, 2 chân có chiều dài không bằng nhau,… Từ đó gây áp lực lên xương chậu không đồng đều, tình trạng này lâu ngày sẽ làm cho khớp cùng chậu hao mòn, hình thành đau nhức.
- Bà bầu hoặc giai đoạn hậu sản: Những chị em đang mang bầu hoặc mới sinh sẽ rất hay gặp những trục trặc liên quan đến khớp cùng chậu. Vì qua quá trình mang thai, nội tiết tố và cân nặng của họ đã bị thay đổi làm cho sụn bị khô, dây chằng lỏng lẻo nhiều.
- Nhiễm trùng: Viêm nhiễm tại vùng kín khi vệ sinh không đúng cách hoặc đại tràng bị viêm lâu ngày cùng có thể bị lan rộng sang đến vùng xương chậu. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho viêm khớp cùng chậu xuất hiện
- Chấn thương: Bệnh cũng có thể được hình thành do hậu quả từ chấn thương từ chơi thể thao, tai nạn nghề nghiệp,…
- Ngoài những nguyên nhân chủ yếu phía trên thì bệnh viêm khớp cùng chậu còn được hình thành do việc đứng hay ngồi quá lâu, rủi ro trong phẫu thuật,…
Dấu hiệu của viêm khớp cùng chậu
Như đã đề cập bệnh hay dễ nhầm lẫn với các bệnh về cột sống nên việc nhận biết cần tinh ý và có kinh nghiệm. Tuy nhiên nó cũng không phải quá khó để nhận biết vì dựa vào phạm vi và vị trí ảnh hưởng của cơn đau thì ít nhiều ta cũng nhận biết được bệnh lý này.
Chính hiện tượng đau đơn tại lưng dưới và mông là 02 dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất. Thỉnh thoảng còn ảnh hưởng lên háng, chân và bàn chân. Thêm vào đó các cơn đau sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn trong một số trường hợp sau:
- Ngồi hay đứng trong thời gian dài, đang ngồi đột ngột đứng dậy
- Đau mỗi khi người bệnh thực hiện xoay hông
- Di chuyển và chạy những bước quá dài
- Dùng trọng lượng tại chân quá nhiều
- Cứng tại lưng, tại hông nhất là vào thời điểm buổi sáng thức dậy
- Vùng da xung quanh xương chậu đi ửng đỏ, kèm theo cảm giác bị bỏng rát cực kỳ khó chịu
Ngoài ra, dựa vào nguyên nhân hình thành bệnh mà bệnh nhân sẽ gặp phải một vài triệu chứng khác liên quan. Ví dụ như mệt mỏi, sốt, buồn nôn, tâm trạng bất an,…
Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Chính căng cứng, đau nhức và cử động khó khăn sẽ là những điều bệnh nhân bị viêm khớp cùng chậu phải chịu đựng. Và đương nhiên bệnh sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu như được phát triển kịp thời. Còn trường hợp bệnh để bệnh chuyển biến nặng thì sẽ rất dễ phát sinh những biến chứng nguy hiểm.
Chính đau đớn mãn tính sẽ là biến chứng phổ biến nhất, khi không được chữa trị kịp nó thường làm cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế hoặc mất hẳn. Bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng hay gián đoạn đến chất lượng của giấc ngủ. Tất cả những điều này gây cho người bệnh nhiều lo lắng, căng thẳng, nguy cơ bị trầm cảm cực cao. Bên cạnh đó còn có một số biến chứng khác như:
- Cơ tại đùi, mông bị teo, dính khớp
- Khớp bị biến dạng, tàn phế
- Với phụ nữ nếu bị viêm khớp cùng chậu sẽ rất khó khăn khi muốn sinh thường
Cách chữa trị bệnh viêm khớp cùng chậu
Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh sẽ có tương ứng các biện pháp chữa trị phù hợp nhất. Trong đó có một số biện pháp chữa trị phổ biến bao gồm:
Chăm sóc tại nhà
Trong các trường hợp bệnh nhẹ thì bác sĩ thường yêu cầu chăm sóc và chữa trị ngay tại nhà. Mục đích chính là để cải thiện nhanh chóng các cơn đau. Bao gồm:
- Bố trí thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không nên thực hiện quá nhiều hoạt động nặng trong thời gian bị bệnh để tránh việc bệnh chuyển biến nặng nề hơn.
- Chườm nóng hay chườm lạnh tại khu vực đang bị xương đau, viêm khu vực xương cùng. Tuy nhiên cũng cần thực hiện cẩn thận để tránh làm da bị bỏng hoặc bị tổn thương nghiêm trọng.
- Không nên ngủ với một tư thế mà cần thay đổi thường xuyên. Đa số những trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nằm nghiêng sang một bên, dùng gối mềm để kê ở 02 đầu gối giúp giữ hông được thẳng.
- Duy trì thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho hông để tăng tính linh hoạt và tăng khả năng vận động.
Sử dụng thuốc
Khi các phương pháp tại nhà đã áp dụng mà không mang đến hiệu quả thì các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng. Căn cứ theo các nguyên nhân khác nhau mà họ sẽ đề nghị một số loại thuốc như:
- Thuốc giúp giảm đau: Đó là những loại thuốc giảm đau không kê đơn. Khi mà đã uống nhưng không mang đến hiệu quả thì bác sĩ có thể thay đổi sang một số loại thuốc giảm đau bằng toa để giúp cải thiện triệu chứng.
- Thuốc giúp giãn cơ: Như thuốc Cyclobenzaprine
- Thuốc giúp ức chế TNF: Đó là những chất gây ức chế hoạt tử các khối u như Infliximab, etanercept, adalimumab có tác dụng giảm sưng viêm.
Phẫu thuật chữa viêm khớp cùng chậu
Nếu những biện pháp chữa trị bảo tồn trên không mang đến hiệu quả thì bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân áp dụng những thủ thuật xâm lấn, phổ biến nhất là phẫu thuật hợp nhất khớp. Dù phương pháp này khá hiếm gặp nhưng tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để hợp nhất 02 xương lại với nhau. Mục đích chính là để giảm đau dành cho những trường hợp thực sự cần thiết.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về viêm khớp cùng chậu mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích nhất, phù hợp với những thắc mắc đang tìm kiếm. Chúc bạn mau khỏe để nhanh chóng trở lại với công việc một cách hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!