Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp chữa bệnh được sử dụng khá phổ biến. Vậy hướng điều trị này mang lại những lợi ích gì? Cần chuẩn bị thế nào trước khi thực hiện quá trình tiêm. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Đây là liệu pháp được áp dụng để chữa thoát vị đĩa đệm với tỷ lệ thành công khá cao. Nền y học thế giới đã ứng dụng hướng điều trị này từ rất lâu. Ở Việt Nam, phương pháp tiêm màng cứng cũng đã được vận dụng trong hơn chục năm qua.
Bản chất của quá trình này là truyền thuốc trực tiếp vào những vị trí xung quanh tủy sống. Quá trình này sẽ làm giảm đi những triệu chứng của bệnh, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm cấp tính. Các loại thuốc chính chuyên dùng trong phương pháp này là thuốc gây mê, tiêu viêm và thuốc Steroid.
Khác biệt so với các phương pháp chữa bệnh thông thường, thời gian cơ thể phục hồi sau khi tiêm màng cứng là khá nhanh. Tuy nhiên chi phí cho một mũi tiêm cũng không hề nhỏ.
>> Thay bằng việc sử dụng cách trên hãy thử tìm hiểu bài thuốc An Cốt Nam để chữa thoát vị đĩa đệm ngay
Lợi ích của việc tiêm ngoài màng cứng
Đây là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đem lại rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là trong việc hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng vận động của cơ thể người bệnh.
Chi tiết những lợi ích của phương pháp này mang lại gồm có:
- Hỗ trợ giảm viêm, giảm bớt những cơn đau khi bệnh tái phát.
- Cải thiện đáng kể khả năng vận động của người bệnh sau mỗi ngày.
- Giảm đi nguy cơ phải thực hiện phẫu thuật để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Giúp xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Từ đây các bác sĩ sẽ có giải pháp chữa bệnh phù hợp nhất.
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có hại không?
Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ phía người bệnh. Đa phần mọi người đều cảm thấy bất an khi trực tiếp tiêm thuốc vào cột sống. Với quá trình tiêm màng cứng, chỉ cần bạn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì quá trình này không hề gây hại. Thậm chí, theo thống kế, có tới hơn 97% người bệnh sau khi sử dụng phương pháp này một thời gian là có thể vận động cơ bản như trước. Trong đó, 87.5% người bệnh không còn thấy cơ thể bị co cứng khi vận động.
Tuy nhiên, thực tế bên cạnh những lợi ích quý giá, bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Một số rủi ro hiếm gặp của quá trình này bao gồm:
- Nhiễm trùng: Những trường hợp nhiễm trùng do tiêm ngoài màng cứng vô cùng ít. Con số này chỉ chiếm nhỏ hơn 0,1%.
- Chảy máu: Hầu như hiện tượng này ít gặp. Tới nay chưa có kết quả thông báo chính xác về những trường hợp tiêm màng cứng bị chảy máu.
- Thủng màng cứng: Số người bệnh không may bị thủng màng cứng tham gia phương pháp chữa bệnh này là khoảng 0,2%. Hệ quả để lại có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đầu. Những cơn đau có thể giảm trong vài ngày nhưng sẽ tiếp tục quay trở lại.
- Chấn thương cột sống/ đột quỵ: Rủi ro này chỉ xảy ra khi vị trí tiêm màng cứng không chính xác.
Trước khi tiêm ngoài màng cứng, cần chuẩn bị những gì?
Mỗi quá trình khám chữa bệnh đều cần chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện. Với quá trình tiêm ngoài màng cứng thì việc chuẩn bị ban đầu là càng cần thiết. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết người bệnh khi có ý định thực hiện biện pháp này.
Trước vài giờ thực hiện tiêm, bạn sẽ được yêu cầu không ăn uống bất cứ thứ gì. Hành động kiêng kỵ này sẽ giúp hạn chế tối đa hiện tượng đau bụng trong khi tiêm thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phải dùng thuốc theo chỉ dẫn hoặc đi vệ sinh rồi mới được tiêm thuốc.
Trong quá trình tiêm, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm trên CT Scan để các bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí tiêm. Sau khi kết thúc lượt tiêm của mình, bệnh nhân không được ra khỏi giường bệnh nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Người bệnh cần nằm tĩnh dưỡng ít nhất 30 phút để theo dõi những phản ứng sau tiêm. Do đó tốt nhất bạn nên có người thân bên cạnh để đề phòng những bất trắc cũng như đảm bảo việc di chuyển sau tiêm an toàn hơn.
Hướng dẫn tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Khi thực hiện tiêm, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm tiêu chuẩn để truyền thuốc vào vị trí bị đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Để đảm bảo hiệu quả của phương pháp này cũng như sự an toàn cho người bệnh, loại kim tiêm 22 hoặc G22 được ưu tiên sử dụng hơn cả.
Vùng tiêm phù hợp nhất là trên cột sống thắt lưng. Vị trí chính xác trên mỗi cơ thể sẽ được chỉ định chi tiết trong quá trình tiêm thuốc. Vậy tại sao lại nên tiêm thuốc ở vị trí này? Bởi vì thuốc tiêm sẽ ngấm vào cơ thể nhanh hơn, tình trạng sưng viêm sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Nếu trong thời gian tiêm mà cơ thể người bệnh không có phản ứng bất thường thì các bác sĩ sẽ tiếp tục xem xét vị trí kim tiêm đã đúng chuẩn chưa. Nếu đúng thì người bệnh tiếp tục được truyền thuốc từ từ. Khi đã bơm hết thuốc vào vùng cột sống, các bác sĩ sẽ tiến hành rút kim tiêm và cầm máu bằng bông y tế.
Thường thì người bệnh nên tiêm ngoài màng cứng khoảng 2 – 3 lần/ năm. Trường hợp ngay từ mũi tiêm thứ nhất mà người bệnh không cảm thấy đau nữa thì có thể không cần tiêm thuốc lần kế tiếp. Lúc này, có thể thuốc đã bắt đầu ngấm dần vào cơ thể. Tỷ lệ thành công chữa bệnh là khá cao.
Tổng kết lại, tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một hướng điều trị bệnh khoa học, hiệu quả. Nếu muốn tham gia quá trình chữa bệnh này, bạn hãy tới các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chi tiết. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin bổ ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết!