Thoái hóa khớp háng không chỉ mang đến những cơn đau nhức khó chịu mà còn gây ảnh hưởng xấu đến khả năng di chuyển của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bạn đọc hãy cùng dành thời gian đi tìm lời giải đáp với bài viết sau đây!
Thoái hóa khớp háng là bệnh gì?
Trong số các vấn đề liên quan đến khớp háng, thoái hóa vùng khớp háng cùng với viêm khớp háng được xem là phổ biến nhất. Tình trạng thoái hóa này xảy ra khi sụn bề mặt khớp (còn gọi là sụn hyalin) bị bào mòn khiến phần xương thô bên dưới lộ ra. Hậu quả là ma sát giữa các đốt xương gia tăng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và cứng khớp mỗi khi vận động vùng hông – mông.
Thoái hóa khớp vùng háng là một tình trạng nghiêm trọng, bởi vì khớp háng là một trong những khớp xương lớn đóng vai trò rất quan trọng trong các chuyển động của cơ thể. Bệnh lý này được xếp vào dạng mãn tính, người bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể sử dụng các biện pháp điều trị để phòng tránh sự tiến triển nhanh chóng của thoái hóa.
Nguyên nhân của thoái hóa khớp háng
Nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm có:
- Di truyền: Các bệnh lý liên quan đến viêm khớp hoặc thoái hóa khớp thường có tỷ lệ di truyền theo gen khá cao.
- Các bệnh lý thời niên thiếu: Có một số bệnh lý ở trẻ em có thể kéo dài ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành và trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa ở khớp háng. Ví dụ: Chứng loạn sản phát triển xương hông DDH, bệnh Legg-Calve-Perthe, chứng trượt đầu trên xương đùi.
- Chấn thương nặng: Các chấn thương mức độ nặng như gãy xương hoặc trật khớp háng do va đập mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm và thoái hóa xương khớp háng, nhất là với trường hợp không có chế độ chăm sóc sau chấn thương phù hợp.
- Thừa cân, béo phì: Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể dư thừa với thoái hóa khớp, ví dụ như khớp háng và khớp đầu gối. Lý do là vì khi cơ thể bị thừa cân, trọng lực đè nén lên hệ thống xương khớp tăng cao hơn.
- Tuổi tác: Lõa hóa là yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng thoái hóa. Theo thời gian, lớp sụn đệm bị hao mòn và mật dần chất hoạt dịch, khiến khớp bị cứng và thoái hóa nhanh chóng.
Biểu hiện thoái hóa khớp háng
Bệnh nhân bị thoái hóa ở khớp háng thường gặp phải một số triệu chứng sau:
- Đau khớp háng: Đây có thể xem là dấu hiệu tiêu biểu của bệnh lý này. Cơn đau thường tập trung ở vùng háng, hông và mông. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bệnh nhân thực hiện một số các chuyển động như nâng chân, vặn người, leo cầu thang,…
- Cứng cơ vùng khớp háng: Người bệnh thường cảm thấy căng cứng khó chịu nhất vào lúc mới ngủ dậy hoặc sau khi ngồi quá lâu. Tình trạng này đôi khi còn kèm theo chứng chuột rút gây nhức mỏi cho người bệnh.
- Âm thanh lạo xạo ở khớp háng khi di chuyển: Do phần sụn đệm đã bị hao mòn, nến khi người bệnh di chuyển có thể nghe thấy những tiếng lạo xạo ở vùng hông. Âm thanh này sẽ càng trở nên rõ ràng hơn khi bệnh phát triển đến giai đoạn thứ phát.
Chẩn đoán thoái hóa khớp háng
Chẩn đoán thoái hóa vùng khớp háng thường bắt đầu với việc các bác sĩ đề nghị người bệnh liệt kê các triệu chứng thường gặp. Sau đó, họ có thể tiến hành một bài kiểm tra thể chất nhỏ bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện động tác nâng chân hay vặn mình. Thông qua bài kiểm tra, các chuyên gia sẽ xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa mà bệnh nhân đang gặp phải.
Người bệnh cũng có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang và cộng hưởng từ MRI. Thông qua các kết quả hình ảnh, bác sĩ có thể nhận định được chính xác vấn đề cũng như độ hao mòn của sụn đệm, từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Xem thêm:
- Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt tại nhà hiệu quả nhanh chóng
- Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ? [GIẢI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA]
Điều trị thoái hóa khớp háng
Tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng như thể trạng của người bệnh mà các chuyên gia sẽ xây dựng phác đồ điều trị khác nhau. Các biện pháp phổ biến nhất có thể kể đến là:
Dùng thuốc Tây y
Với những bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát với triệu chứng đau nhức là chủ yếu thì có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị dưới đây:
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thuốc chống viêm có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng khó chịu như đau nhức hay sưng tấy. Người bệnh có thể mua trực tiếp tại quầy thuốc mà không cần có đơn kê từ bác sĩ. Chúng gồm có: Naproxen, aspirin, ibuprofen, paracetamol,…
- Thuốc giảm đau liều mạnh: Với những cơn đau vừa đến nặng mà thuốc chống viêm không thể phát huy tác dụng, người bệnh có thể được kê một số thuốc giảm đau liều cao như tramadol hay duloxetine.
Tập thể dục và vật lý trị liệu
Vận động với cường độ phù hợp là một trong các biện pháp điều trị có ảnh hưởng tích cực nhất đối với người bệnh. Các bài tập vật lý không chỉ giúp làm chậm tiến trình thoái hóa mà còn giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện tính linh hoạt của các khớp.
Bên cạnh việc tìm đến các trung tâm để được trị liệu bằng các thiết bị chuyên dụng cùng với các chuyên gia, người bệnh cũng cần tích cực luyện tập thể dục thể thao. Các bài tập càng ít gây căng thẳng cho khớp càng được khuyến khích, ví dụ như yoga, đạp xe đạp, bơi lội, đi bộ,…Nếu mức độ của người bệnh nghiêm trọng hơn, thái cực quyền là một lựa chọn rất đáng thử.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh
Chế độ chăm sóc bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng. Người bệnh nên thực hiện một số biện pháp tại gia như:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bệnh nên thiết lập thói quen ngủ nghỉ với giờ giấc hợp lý. Điều này có thể giúp tâm lý không bị căng thẳng, cơ thể tràn đầy năng lượng và được thả lỏng tối đa.
- Tránh để bản thân bị áp lực tâm lý: Người bệnh có thể quản lý trạng thái cảm xúc, tâm lý bằng cách ngồi thiền, dành thời gian thư giãn như đọc sách hay nghe nhạc,..Tâm trạng cải thiện có thể giúp cảm giác đau nhức giảm đi đáng kể.
- Thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học: Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tăng cường tiêu thụ các loại trái cây tươi, rau xanh, ăn ít đường và chất béo. Điều này giúp người bệnh kiểm soát cân nặng cũng như xây dựng sức khỏe tổng thể tốt hơn.
Thoái hóa khớp háng hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm nhưng có nhiều biện pháp có thể kiểm soát quá trình phát triển của bệnh. Người bệnh nên xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, tăng cường luyện thể và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đừng quên dành thời gian đi thăm khám định kỳ tại bệnh viện để theo dõi tình hình sức khỏe một cách chặt chè nhất.