Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người cao tuổi. Để điều trị bệnh lý này có rất nhiều phương pháp được áp dụng hiện nay. Trong đó thoái hóa đốt sống cổ có nên uống glucosamine hay không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một hoạt chất quan trọng giúp tái tạo và hồi phục tổn thương sụn khớp. Cùng theo dõi bài viết sau đây để nhận được câu trả lời cụ thể nhất..
Thoái hóa đốt sống cổ có nên uống gluctosamin không?
Sụn khớp cần một lượng glucosamine cần thiết để có thể tái tạo và duy trì hoạt động của mình. Do vậy mà chất này rất quan trọng trong hệ thống xương khớp. Cụ thể glucosamine có chức năng cấu tạo nên mô sụn khớp trong cơ thể đồng thời nắm giữ nhiệm vụ tạo nên collagen. Hoạt chất glucosamine có thể giảm dần do cơ thể không tổng hợp khi bạn bước vào giai đoạn lão hóa đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Để bổ sung 1 cách nhanh nhất glucosamine cho cơ thể, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng glucosamine hỗ trợ quá trình điều trị giảm tình trạng đau nhức xương khớp. Đồng thời chúng được giới thiệu có tác dụng tăng cường sự linh hoạt của các khớp xương.
Cụ thể công dụng của glucosamine đối với sự phát triển của hệ thống xương khớp:
- Hoạt chất này giữ vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên đĩa đệm và sụn khớp. Glucosamine tạo ra Proteoglycan và tổng hợp Collagen trong cơ thể. Do hai chất này là thành phần chính trong sụn khớp đĩa đệm nên việc bổ sung glucosamine cho cơ thể là rất cần thiết. Trong trường hợp thiếu hụt glucosamine bạn sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh như thoái hóa cột sống, lão hóa sớm.
- Glucosamine còn có đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng thiếu hụt canxi và hỗ trợ tạo ra dịch nhầy bên trong sụn khớp, giúp các hoạt động vận động của cơ thể dễ dàng, trơn tru hơn.
- Glucosamine cũng là hoạt chất có lợi cho quá trình tái tạo và làm lành các tế bào mô sụn bị tổn thương trong cơ thể.
- Ngoài tác dụng tái tạo và làm lành glucosamine còn có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống xương khớp, bảo vệ mô sụn và ngăn chặn tác nhân làm suy yếu và thoái hóa các tế bào.
Như vậy glucosamine là hoạt chất có nhiều công dụng đối với cơ thể con người. Câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ có nên uống glucosamine đã có câu trả lời rồi. Việc bổ sung glucosamine là điều rất cần thiết.
Có nhiều cách để người bệnh bổ sung glucosamine. Cụ thể bạn có thể cung cấp glucosamine cho cơ thể thông quá các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine.
Tuy nhiên phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà có liều lượng glucosamine cần sử dụng khác nhau. Vì vậy việc tự ý sử dụng thuốc là điều rất nguy hiểm. Bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Người thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng liều lượng glucosamine như thế nào?
Cách bổ sung glucosamine đơn giản và phổ biến nhất là bổ sung bằng đường uống. Tuy nhiên liều lượng cần sử dụng của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Một số khuyến cáo của nhà sản xuất về liệu lượng sử dụng glucosamine:
- Đối với bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống cổ ở thể nhẹ và trung bình nên dùng glucosamine mỗi ngày 2 viên, chia làm hai lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Đối với bệnh nhân bị bệnh thoái hóa cột sống cổ ở thể nặng có thể sử dụng mỗi ngày 4 viên glucosamine chia làm 2 buổi sáng và tối, sử dụng liều lượng này trong vòng 2 tuần. Sau đó người bệnh điều chỉnh liều lượng glucosamine xuống còn mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần.
Cần lưu ý gì khi sử dụng glucosamine cho người bị thoái hóa đốt sống cổ?
Glucosamine là một sản phẩm chức năng tương đối an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên loại thuốc này cũng gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng. Nếu nhẹ thì người bệnh sẽ cảm thấy tim đập nhanh, huyết áp tăng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số trường hợp hiếm gặp người bệnh có thể bị các tác dụng phụ như nhức đầu, phát ban, khó ngủ, mất ngủ.
Một số lưu ý các chuyên gia khuyên người bệnh khi dùng glucosamine:
- Người bị dị ứng hải sản cần cẩn trọng khi sử dụng glucosamine vì có thể loại thuốc này cũng gây dị ứng với các triệu chứng điển hình là sưng họng, sưng cổ, sưng miệng, khó thở và phát ban toàn thân.
- Glucosamine tác động đến lượng đường huyết và ảnh hưởng đến insulin trong cơ thể nên những người mắc bệnh đái tháo đường không nên sử dụng glucosamine. Để chắc chắn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng glucosamine cho người bị tiểu đường.
- Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng glucosamine hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ cho cho con bú. Bên cạnh đó trẻ vị thành niên hoặc người có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc cũng được khuyến cáo không nên sử dụng.
- Người bệnh cần thực hiện tất cả các loại phẫu thuật thì phải tạm ngừng sử dụng glucosamine trong vòng 2 tuần.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc trợ tim, thuốc giảm đau hạ sốt, các loại thuốc chống đông máu và thuốc chữa tăng lipid máu cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi uống glucosamine.
- Để có một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại thực phẩm tốt cho sụn khớp như vitamin D, canxi, magie, kali,… Đặc biệt cần nạp khối lượng vừa đủ các loại thực phẩm như cá béo, trái cây, rau xanh, các loại hạt.
- Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress ảnh hưởng xấu đến cơ thể và hệ thống xương khớp.
Những thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ có nên uống glucosamine hay không. Đây là một loại thuốc mang lại lợi ích lớn cho cơ thể và hệ xương khớp. Người bệnh khi sử dụng glucosamine cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh những nguy hiểm không đáng có khi sử dụng sai liều lượng.