Cả Gym và Yoga đều là bộ môn thể dục giúp tăng cường sức khỏe ở người bệnh. Vậy khi bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym và Yoga không? Nên tập luyện như thế nào? Đọc và tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!
Thoái hóa cột sống có nên tập Gym không?
Các chuyên gia xương khớp cho rằng, tập Gym không chỉ giúp phòng ngừa loãng xương mà còn hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai, linh hoạt cho hệ xương khớp. Bởi vậy, người bệnh thoái hóa cột sống nên tập gym.
Tuy nhiên, do là đối tượng có xương khớp đặc thù nên người bệnh cần chú ý đến cường độ, bài tập và thời gian tập hơn so với người bệnh thường. Các bài tập nên được người bệnh lựa chọn nên có động tác nhẹ nhàng. Thời gian và cường độ nên tham vấn từ bác sĩ điều trị.
Cùng với đó, người bệnh không nên tập gym một mình mà nên có sự hỗ trợ của các chuyên gia, huấn luyện viên để không gây ra các tổn thương không đáng có cũng như giúp đạt được hiệu quả hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo bài tập từ các chuyên gia và bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Người bệnh thoái hóa cột sống tập gym còn mang lại những lợi ích sau:
- Giúp giảm các cơn đau nhức lưng, tăng cường lượng chất dinh dưỡng đến vùng xương khớp tổn thương từ đó nâng cao sức khỏe hiệu quả
- Kích thích quá trình tái tạo xương mới, từ đó giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa lão hóa
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp người bệnh có thân hình thon gọn, đẩy lùi tình trạng thừa cân, béo phì
- Giải tỏa áp lực, tạo tinh thần lạc quan, vui vẻ, nhờ vậy kích thích quá trình sản sinh Epinephrine và Dopamine,…
- Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và huyết áp cao
- Tăng cường sinh lực cho cả nữ và nam giới
Trong quá trình tập, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Trước khi bắt đầu tập luyện, người bệnh cần làm nóng cơ thể và kéo giãn cơ
- Phải tập luyện đúng tư thế, đúng kỹ thuật. Đặc biệt phải giữ cột sống thẳng
- Lựa chọn các loại dụng cụ hỗ trợ phù hợp (ví dụ: tạ) để đảm bảo không gây ra thêm chấn thương cho cột sống
- Duy trì thời gian tập trong khoảng 30 đến 45 phút. Không nên tập quá nhiều dễ khiến tình trạng bệnh lý thêm nặng
Một số bài tập Gym được các chuyên gia đánh giá là tốt cho bệnh nhân thoái hóa cột sống là:
- Bài tập Squat
- Bài tập gập bụng
- Bài tập gập người lưng dưới
Bị thoái hóa cột sống có nên tập Yoga hay không?
Hiệu quả của Yoga trong việc hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống đã được các nghiên cứu khoa học thực nghiệm chứng nhận. Do vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tập luyện bộ môn này.
Lợi ích của tập Yoga:
- Giảm thiểu được triệu chứng đau nhức xương khớp do sự chèn ép dây thần kinh của đĩa đệm thoái hóa gây ra
- Tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của hệ cơ xương khớp
- Tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị thoái hóa cột sống
- Ngăn ngừa các triệu chứng thoái hóa sau quá trình điều trị
Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập người bệnh cũng cần chú ý để không khiến cột sống bị tổn thương cũng như làm bệnh tiến triển nặng hơn. Một số điều người bệnh cần lưu ý gồm:
- Duy trì mức độ luyện tập nhẹ nhàng, cường độ tăng dần từ mới đến khi cơ thể đã bắt đầu quen dần với các động tác
- Thực hiện các bài tập giãn cơ, dây chằng
- Tránh cái động tác cúi người, xoay người đột ngột
- Duy trì thời gian luyện tập vừa phải
- Tham khảo ý kiến của của chuyên gia và bác sĩ trong việc lựa chọn bài tập, không tự ý luyện tập sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm
- Luyện tập theo sự chỉ dẫn của chuyên gia/huấn luyện viên
Thoái hóa cột sống nên tập gì?
Bài tập kéo giãn cơ lưng
- Nằm ngửa trên sàn tập
- Chân trái duỗi thẳng ra sàn, mũi chân hướng lên trên, gót chân chạm sàn
- Đầu gối chân trái co lại, hai tay ôm đầu gối kép về phía ngược, đồng thời hít thở sâu
- Duỗi thẳng chân về tư thế đầu, thở ra từ từ
- Đổi chân phải và thực hiện các bước tương tự như trên
Bài tập nghiêng xương chậu ra sau
- Nằm ngửa ra sàn tập
- Co hai gối lên sao cho hai bàn chân chạm mặt sàn
- Nghiêng xương chậu ra sau một cách nhẹ nhàng, cơ bụng gồng lên và ấn sát mặt sàn, hít vào
- Thả lỏng cơ bụng, thở ra từ từ
- Tiếp tục gồng cơ bụng lên, ấn lưng sát với mặt sàn tập
- Từ từ nhấc mông khỏi mặt sàn và hít vào
- Hạ mông xuống mặt sàn từ từ, thở ra
- Thực hiện các động tác trên từ 5-7 lần
Bài tập di động cột sống
- Nằm ngửa trên sàn tập
- Duỗi thẳng hai tay dọc theo thân
- Ấn sát lưng xuống sàn tập, từ từ nhấc mông lên khỏi sàn tập kết hợp với thở ra
- Ưỡn lưng khỏi mặt sàn tập, ấn mông sát xuống sàn, hít vào thật sâu
- Thực hiện luân phiên các động tác trên từ 10 – 15 lần
Bài tập kéo giãn cơ
- Nằm ngửa trên sàn tập
- Duỗi thẳng hai tay dọc theo thân
- Nghiêng cả hai chân sang bên trái duy trì mặt sàn tập và hít vào
- Từ từ trở về vị trí ban đầu, tiếp tục đổi bên và thực hiện lặp lại các động tác giống như trên
- Duy trì từ 10 đến 15 lần
Bài tập kéo giãn cơ lưng hai bên
- Nằm ngửa trên sàn tập
- Hai chân co lại, hai tay ôm lấy đầu gối
- Kéo sát chân về phía ngực, kết hợp với động tác hít vào
- Từ từ duỗi thẳng hai chân về tư thế ban đầu, kết hợp với thở ra từ từ, đều đặn
- Lặp lại các động tộc trên từ 10 -15 lần để có được hiệu quả tốt nhất
Như đã nói, với các động tác khó người bệnh nên có sự hỗ trợ của huấn luyện viên. Đặc biệt, nếu trong quá trình luyện tập mà người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội nên dừng tập và nghỉ ngơi ngay lập tức.
Các bài tập Gym, Yoga chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc và các phương pháp chữa trị thoái hóa cột sống. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý để tìm được phương pháp điều trị đúng đắn nhất.
Trên đây là các thông tin giải đáp vấn đề thoái hóa cột sống có nên tập Gym, Yoga không. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe xương khớp để nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúc bạn thành công!