Chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đang được rất nhiều người quan tâm. Đây là chứng bệnh xương khớp phổ biến gây nên những cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội cho người mắc, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc. Khi bệnh ở thể nặng và có dấu hiệu xuất hiện những biến chứng nguy hiểm bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp xâm lấn bằng phẫu thuật. Cùng tìm hiểu ngay chi phí mà người bệnh thoát vị đĩa đệm cần chi trả trong trường hợp cần phải phẫu thuật.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần thực hiện khi nào?
Thông thường việc điều trị bảo tồn giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng và hồi phục đĩa đệm từ bên trong. Cụ thể người bệnh có thể điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc kết hợp nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp, cột sống phương pháp can thiệp ngoại khoa không được khuyến khích sử dụng bởi các chuyên gia hàng đầu. Bởi phương pháp này tuy giải quyết vấn đề tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Trong đó phải kể đến những biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng vết mổ, tổn thương thần kinh, cứng đốt sống, chảy máu,…
Thêm vào đó sau khi phẫu thuật, thoát vị đĩa đệm vẫn có nguy cơ tái phát hoặc các đĩa đệm khác bị thoát vị hoặc vỡ. Vì vậy mà phẫu thuật là phương pháp được áp dụng trong trường hợp điều trị bảo tồn không còn đạt được hiệu quả.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật khi bệnh tiến triển xấu và kèm theo các triệu chứng:
- Mất kiểm soát hoạt động đại tiểu tiện do rối loạn bàng quang
- Mất cảm giác ở hai chân, tê cứng, bại liệt
- Hai chân có dấu hiệu teo, mất đi khả năng di chuyển, vận động
- Điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không mang lại hiệu quả sau nhiều tháng sử dụng
Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân sau khi thăm khám, chẩn đoán tại cơ sở y tế sẽ được bác sĩ chỉ định và trao đổi trực tiếp để có thể lựa chọn được phương pháp phẫu thuật phù hợp. Hoặc trong trường hợp đặc biệt bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp phẫu thuật cùng một lúc.
Mở đốt sống (hay còn gọi là mở lá đốt sống)
Đối với phương pháp này, để giảm áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh bác sĩ sẽ tiến hành tạo một vết hở ở vòm đốt sống. Từ vết mổ nhỏ đó, bác sĩ sử dụng kính hiển vi đưa vào bên trong giúp tăng độ chính xác và bắt đầu tiến hành ca mổ.
Một phần đốt của đốt sống sẽ được cắt bỏ. Phương pháp này được gọi là phẫu thuật laminectomy hay mở đốt sống.
Loại bỏ khối đĩa đệm
Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến, cắt bỏ khối đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh đối với bệnh nhân bị thoát vị vùng lưng. Trong trường hợp đặc biệt toàn bộ đĩa đệm có thể được bác sĩ loại bỏ.
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách bác sĩ chuyên khoa sử dụng dụng cụ chuyên biệt tiếp cận vùng bị tổn thương. Đĩa đệm bị thoái hóa được phẫu thuật qua vết mổ tại lưng hoặc cổ.
Thay đĩa đệm nhân tạo
Đầu tiên người bệnh sẽ được gây mê toàn thân, sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành tạo một vết mổ ở bụng và cắt bỏ đĩa đệm bị thoái hóa và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo. Những bệnh nhân bị thoát vị ở lưng dưới thường được chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật này.
Sau khi phẫu thuật người bệnh cần ở lại bệnh viện một thời gian để tiện cho việc bác sĩ theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có). Các bệnh nhân bị loãng xương, viêm khớp hoặc có nhiều vị trí đĩa đệm bị thoái hóa cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và thận trọng khi lựa chọn phương pháp thay đĩa đệm.
Nối đốt sống
Cũng như phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Phương pháp phẫu thuật nối đốt sống giúp hợp nhất các đốt sống có đĩa đệm bị thoái hóa. Tại đó các bác sĩ sẽ cấy ghép xương ở các bộ phận khác hoặc của người hiến tặng và các dụng cụ chuyên biệt để các đốt sống gắn kết lại với nhau.
Chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị không còn là phương pháp xa lạ với nhiều người nhưng mức chi phí người bệnh cần bỏ ra là bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Tại Việt Nam trung bình ca mổ thoát vị đĩa đệm đơn giản có mức chi phí dao động trong khoảng 15 đến 20 triệu đồng. (Đối với bệnh nhân chỉ lấy nhân thoát vị, không hẹp ống sống.)
Trường hợp bệnh nhân cần loại bỏ nhân thoát vị, bên cạnh đó còn phải giải ép ống sống, mở cung sau giúp cố định cột sống, cộng thêm chi phí nẹp vít thì người bệnh cần bỏ ra số tiền khoảng 30 triệu đồng trở lên.
Bên cạnh đó trong trường hợp phát sinh chi phí vật tư, thuốc gây mê,… người bệnh cần trả thêm khoảng 10 đến 12 triệu đồng. Đồng thời kèm theo các chi phí giường bệnh, phòng bệnh, thuốc điều trị các dịch vụ y tế kèm theo.
Ngoài ra sau khi phẫu thuật cũng phát sinh thêm chi phí thuốc kháng sinh và các loại thuốc giảm đau để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm vết mổ.
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
- Mức độ bệnh lý: Giống như tất cả các bệnh lý khác, nếu tình trạng thoát vị ở thể nặng mức chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn.
- Phương pháp điều trị: Như đã nói ở trên phương pháp phẫu thuật khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau. Khi người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm đa tầng cần phẫu thuật nội soi thì chi phí ca mổ có thể lên đến 60 triệu đồng.
- Cơ sở điều trị: Điều trị tại cơ sở y tế chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cấp, thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại thì chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn.
- Chính sách BHYT: Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì sẽ được hỗ trợ một phần chi phí theo quy định.
- Thời gian điều trị kéo dài dẫn đến mức chi phí cũng cao hơn.
- Tình trạng sức khỏe bệnh nhân: Người bệnh mắc các bệnh nền kèm theo khi bị thoát vị cần phác đồ điều trị phù hợp kéo theo chi phí tăng lên.
Trên đây là những nội dung liên quan đến chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm giải đáp thắc mắc cho nhiều bệnh nhân. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị này người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.