Hội chứng người dẻo là tình trạng các khớp dẻo khác thường. Bạn có thể vận động các khớp linh hoạt, dễ dàng. Nhưng trong một số trường hợp sẽ bị sưng, viêm khớp, khó chịu ở các khớp. Do vậy, bạn cũng cần đến bác sĩ thăm khám nếu hội chứng gây ra cho bạn những triệu chứng khó chịu.
Hội chứng người dẻo là gì?
Hội chứng người dẻo là tình trạng mà tất cả các khớp có thể uốn dẻo, kéo dài hơn bình thường. Ví dụ, một số người có thể uốn ngón tay về sau cổ tay hoặc cong đầu gối phía sau đầu. Hội chứng người dẻo xảy ra khi các mô giữ khớp không chắc chắn. Trẻ nhỏ là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất vì các mô giữ khớp chưa hoàn thiện.
Hầu hết hội chứng người dẻo không nghiêm trọng và không cần phải điều trị bệnh. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Vì nếu để lâu bệnh có thể gây đau khớp và làm suy giảm chức năng vận động.
Triệu chứng hội chứng người dẻo
Dấu hiệu phổ biến của hội chứng người dẻo là tình trạng đau khớp, đau cơ đùi, cơ bắp… Bệnh có thể khiến người bệnh hạn chế vận động vào ban đêm, buổi chiều…
Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số triệu chứng điển hình như:
- Các cơ khớp có nguy cơ bị sưng viêm, bong gân, viêm khớp, viêm màng bao hoạt dịch. Đặc biệt khi vận động, chơi thể thao thì các cơn đau này diễn biến nặng nề hơn.
- Người bệnh sẽ mắc bệnh viêm xương khớp sớm, nhất là hiện tượng viêm khớp thiếu niên tự phát.
- Trong một số trường hợp người bệnh có nguy cơ bị bong gân, trật khớp rất cao, đặc biệt là ở vùng vai.
- Chỉ sau một thời gian ngắn tập thể thao, người bệnh cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện các cơn đau nhức liên hồi.
- Ở một số trường hợp, người bệnh sẽ có triệu chứng phát ra những tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở các khớp khi di chuyển.
- Người bệnh sẽ mất đi khả năng chủ động ở các ngón tay, ngón chân và có nguy cơ bị rối loạn chèn ép thần kinh.
Nguyên nhân gây nên hội chứng người dẻo
Hội chứng người dẻo là một tình trạng lành tính. Bệnh có thể xảy ra từ một số nguyên nhân như sau:
- Do hình dạng của xương hoặc độ sâu của các ổ xương khớp gây nên.
- Gia đình có người mắc bệnh thì bạn có khả năng mắc hội chứng người dẻo cao.
- Người bệnh bị khiếm khuyết mô liên kết hoặc collagen nào đó trong cơ thể.
- Xảy ra những khác thường ở liên proprioception.
Ngoài ra, ở một số trường hợp, hội chứng người dẻo có thể liên quan đến một số căn bệnh khác trong cơ thể như sau. Các căn bệnh có thể dẫn đến hội chứng người dẻo như:
- Hội chứng Down.
- Các dưỡng chất bên trong sọ bị loạn dưỡng và gây ra các rối loạn phát triển ở xương.
- Rối loạn các mô liên kết được gọi là hội chứng Marfan.
- Hội chứng di truyền ảnh hưởng đến độ đàn hồi như hội chứng Ehlers – Danlos.
- Các rối loạn di truyền tác động đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể như hội chứng Morquio.
Chẩn đoán tình trạng bệnh
Để nhận biết tình trạng này, bác sĩ sẽ kiểm tra các cử động khớp ở người bệnh. Một số kiểm tra bác sĩ có thể đề nghị thực hiện như:
- Mức độ uốn cong các ngón tay của người bệnh.
- Đầu gối cúi về sau một cách khác thường khi nhìn từ phía bên cạnh.
- Cánh tay uốn cong hơn bình thường khi mở rộng sang hai bên.
- Khi giữ thẳng đầu gối, cong thắt lưng, người bệnh đặt lòng bàn tay lên sàn nhà.
Các phương pháp điều trị bệnh
Hầu hết người mắc bệnh hội chứng người dẻo đều không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp bị đau khớp, thay đổi vận động thì người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp như sau:
Tập vật lý trị liệu
Bệnh nhân có thể tập luyện các bài tập vật lý trị liệu như bác sĩ hướng dẫn để cải thiện khớp và tăng sức mạnh cho khớp. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nẹp hoặc băng cố định để bảo vệ khớp.
Đồng thời, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chườm nóng, chườm lạnh để hỗ trợ làm giảm các cơn đau ở khớp.
Sử dụng thuốc
Thông thường, việc sử dụng thuốc không phải là phương pháp chữa bệnh chính cho người mắc bệnh hội chứng người dẻo. Trong các tình huống bị đau khớp, viêm khớp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc để giảm đau, kháng viêm.
Nhóm thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để giảm viêm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Chính vì thế, bệnh nhân phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng các thuốc opioid để giảm đau nhức. Thuốc này chỉ được uống trong một thời gian ngắn và phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thay đổi lối sống
Thay đổi thói quen vận động hàng ngày cũng là một cách đơn giản bạn có thể thực hiện để cải thiện tình trạng bệnh:
- Khi đứng lên, bạn cần gập nhẹ đầu gối.
- Đi giày, dép hỗ trợ giảm áp lực lên chân.
- Không được vận động quá sức hoặc thực hiện các cử động khác thường.
- Tập thể dục mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
- Bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp như vitamin D, canxi, rau xanh các loại.
- Bạn nên lưu ý trong các hoạt động dùng lực ở chơi thể thao, vận động, khuân vác vật nặng.
Tiên lượng cho hội chứng người dẻo
Đối với trẻ em có các khớp dẻo thì có thể thực hiện các hoạt động múa, nhảy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quá đau thì trẻ có thể bị suy giảm chức năng vận động.
Một số triệu chứng người dẻo có thể giảm khi trẻ lớn. Nhưng cũng có trường hợp xảy ra suốt đời.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về hội chứng người dẻo. Khi mắc phải hội chứng, người bệnh không nên quá lo lắng mà cần xây dựng thói quen sống lành mạnh, ăn uống đủ chất và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh trong thời gian dài.