Gù cột sống là một căn bệnh gặp thường xuyên hiện nay ở nhiều đối tượng khác nhau, nhất là những đối tượng sinh hoạt không đúng cách, người có xương cột sống bị yếu. Bệnh gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như mang đến sự tự ti, mặc cảm về ngoại hình. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Gù cột sống là gì?
Như các bạn cũng đã biết cột sống ở trạng thái bình thường nếu nhìn từ phía sau thì sẽ có đường thẳng từ trên xuống dưới. Gù cột sống chính là hiện tượng lưng cong quá mức cho phép từ 50° trở lên. Căn bệnh này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau nên loại gù cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng đó là ai, nguyên nhân dẫn đến gù là gì,…
Nếu cột sống chỉ bị gù nhẹ thì không cần chữa trị vì nó ít gây ra vấn đề. Còn trong trường hợp bị gù nặng thường người bệnh sẽ cảm thấy đau, thậm chí là cột sống bị biến dạng. Việc điều trị lúc này sẽ cần căn cứ vào nguyên nhân, độ tuổi cũng như độ cong cột sống nhiều hay ít.
Phân loại gù cột sống
Như đã đề cập, gù cột sống có nhiều loại khác nhau nhưng được phân chia ra thành 03 loại chính như sau:
- Gù tư thế: Đây là hiện tượng được gây ra do tư thế của lưng duy trì không đúng nhưng hình dạng của cột sống vẫn còn bình thường. Trường hợp này khá dễ cải thiện cũng như uốn nắn bằng các bài tập vật lý hay cải thiện các tư thế của lưng.
- Gù bẩm sinh: Đây là gù có hình dạng khác biệt của nhiều đốt sống, thậm chỉ chỉ là 1 đốt. Bắt đầu từ khi mới sinh, đứa trẻ sinh ra đã có cột sống cong vẹo, càng lớn lên thì càng nặng hơn.
- Gù Scheuermann: Được biểu hiện bằng những đốt cột sống có hình nêm. Dạng gù này cứng hơn, khó ăn chỉnh và ngày càng tồi tệ khi mà cơ thể đang ở giai đoạn tăng trưởng. Tỷ lệ mắc chỉ chiếm 0.4%, bằng nhau của ở nam và nữ.
Nguyên nhân gây ra gù cột sống
Gù chỉ xảy ra khi mà những đốt sống gặp hiện tượng bất thường khi phát triển. Với một số nguyên nhân chính chủ yếu sau đây:
- Gãy xương: Những đốt cột sống bị gãy lún có thể hình thành vẹo cột sống. Tuy nhiên hiện tượng gãy lún sẽ ít khi gây ra các triệu chứng nào nổi bật.
- Mật động của xương thấp hay loãng xương: Loãng xương làm giảm sức bền cũng như chức năng của cột sống. Đặc biệt với những đốt sống bị yếu còn dẫn đến việc gãy lún. Tình trạng này bắt gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi là nữ hay những người dùng corticosteroid thường xuyên, lâu dài.
- Thoát vị đĩa đệm: Bình thường đĩa đệm tròn và mềm để đệm ở giữa cột sống. Khi tuổi càng cao thì những đĩa đệm này càng co lại và khô hơn. Từ đó càng làm cho tình trạng gù này nặng nề hơn.
- Bệnh Paget: Đây là bệnh di truyền, khi đó tế bào xương mới đã bị gián đoạn. Việc này làm cho xương càng yếu đi, cong vẹo dễ xảy ra.
- Ung thư: Người bệnh bị ung thư cột sống hay việc thực hiện xạ trị hay hóa trị có thể làm cho các đốt sống bị suy yếu, dễ gãy xương hơn. Gù cột sống cũng được phát triển từ đó.
- Ngoài ra gù cột sống còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân như tư thế ngồi không đúng, do dị tật cột sống dạng chẻ đôi, xương thủy tinh, loạn dưỡng cơ, cột sống nhiễm trùng, bại liệt, cột sống có khối u, cột sống bị chấn thương,…
Dấu hiệu nhận biết gù cột sống
Căn cứ vào phân loại gù cột sống cũng như mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng từ đường cong hay nguyên nhân hình thành mà các dấu hiệu nhận biết sẽ khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể. Một số dấu hiệu thường gặp nhất chính là:
- Lưng cong giống như có một cái bướu
- Vai bị tròn
- Cột sống bị quá cứng, khó khăn mỗi khi đứng thẳng hoặc không thể đứng thẳng được
- Chiều cao giảm, người mệt mỏi, hay khom người ra phía trước mỗi khi di chuyển
- Hay thấy đau lưng nhẹ và mức độ đau này sẽ tăng lên tùy thuộc vào mức độ gù nặng hay nhẹ
- Di chuyển, hoạt động khó khăn, không linh hoạt
- Mặt sau đùi bị căng cơ, áp lực tăng cao ở tủy sống
Trong trường hợp người bệnh bị gù nặng thì còn có thể xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm như lưng không còn cảm giác, khó thở, ngứa râm ran, chân tay tê yếu, chức năng phổi và tim bị ảnh hưởng,…
Điều trị chứng gù cột sống
Đại đa số các trường hợp cột sống bị gù sẽ điều trị bằng nội khoa, phổ biến là những bài tập vật lý, tăng cường và điều chỉnh sự bất thường của cơ. Người trường hợp quá đau thì cần phải dùng đến thuốc. Còn với trường hợp nghiêm trọng xuất phát từ bệnh lý thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Với trường hợp cột sống bị cong vẹo, gù kèm theo chứng đau mỏi, mật độ xương giảm thì sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng một vài loại thuốc như:
- Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Naproxen sodium hay Acetaminophen.
- Nhóm thuốc giảm đau có kê đơn, điển hình là những loại thuốc giảm đau có gây nghiện
- Nhóm thuốc để chữa trị loãng sử dụng với mục đích là giảm nguy cơ xương gãy và tăng cường độ chắc cho xương
Vật lý trị liệu chữa gù cột sống
Với trường hợp người bệnh có cột sống thắt lưng bị vẹo, bệnh Scheuermann hay gù cột sống và những biến dạng khác thì các bác sĩ sẽ xây dựng hệ thống trị liệu vật lý để tình trạng gù được cải thiện. Phổ biến nhất là tập theo phương pháp Schroth – thực hiện bằng cách kéo cột sống cổ căng về phía đằng sau và nằm ngửa có đặt gối dưới chỗ lưng bị gù.
Phẫu thuật chữa gù cột sống
Phương pháp này sẽ được chỉ định trong một vài trường hợp như gù cột sống mức độ nặng do liên quan đến chất thương hay thoát vị,… Cột sống bị biến dạng do xẹp, bệnh Scheuermann có độ cong lớn hơn 75°,… Với mục tiêu chính là giảm mức độ của xương bị cong, giảm tần suất bị đau lưng và phòng ngừa các biến chứng.
Để chữa trị thì bệnh nhân được các bác sĩ phẫu thuật để hợp nhất phần cột sống, tạo hình lại cột sống như ban đầu. Chỉ thực hiện bằng 1 lỗ nhỏ ở trên da. Các bác sĩ loại bỏ những chuyển động dư thừa đang ảnh hưởng rồi hợp nhất để tạo thành khối xương thật vững chắc
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chứng gù cột sống mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, thỏa mãn những điều đang tìm kiếm để từ đó lựa chọn được cho mình cách chữa trị hay biện pháp phòng ngừa chứng gù cột sống hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!