Gân là các sợi liên kết tất cả các cơ xương trên khắp cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người vẫn không có hiểu biết đầy đủ về gân. Vậy gân là gì? Cấu hoạt và hoạt động của gân ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Gân là gì?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ vận động của con người bao gồm hai thành phần cơ bản nhất là cơ và xương. Tuy nhiên cơ và xương không thể tạo nên một khối thống nhất nếu không có bất cứ sự liên kết nào. Trong cơ thể của chúng ta, gân đóng vai trò là các mô liên kết sợi kết nối chặt chẽ các cơ với nhau, có khả năng chịu được lực căng lớn. Gân nằm ở phần cuối cùng của cơ với khả năng chịu được lực và độ căng lớn. Cùng với dây chằng kết nối xương, gân giúp hệ vận động hoàn chỉnh hơn, chắc chắn hơn. Nhờ có các gân, hoạt động của con người mới có thể diễn ra thuận lợi.
Cấu tạo của gân
Vậy gân có cấu tạo như thế nào? Về cơ bản, gân bao gồm 3 phần chính là sợi collagen, chất nền và thành phần tế bào.
Các sợi collagen là thành phần chủ yếu để kết cấu nên gân. Theo ước tính, sợi collagen chiếm tới hơn 80% cấu tạo của gân. Các sợi collagen loại I có tác dụng duy trì sự liên kết bền bỉ của các gân, còn proteoglycan sẽ giúp gân có tính đàn hồi, hỗ trợ hoạt động của xương khớp linh hoạt hơn.
Gân được cung cấp máu bởi các mạch máu tại các điểm nối, ngoài ra còn thông qua paratenon và vỏ hoạt dịch. Cấu trúc xung quanh của gân bao gồm: vỏ bọc xơ, bao hoạt dịch, các trục phản xạ, bao gân và mô quanh gân.
Gân có độ dài khác nhau đối với từng người khác nhau. Thông thường những người có gân ngắn, cơ bắp tay dài sẽ có lực vận động tốt hơn. Hầu hết các vận động viên thể thao là những người có cơ bắp tay, bắp chân ngắn, trong khi đó gân Achilles lại dài hơn hẳn.
Các hoạt động và chức năng của gân
Gân được ví như sợi dây liên kết chặt chẽ các cơ và xương. Sự kết nối này góp phần tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh cho xương khớp, mang lại sự ổn định cho kết cấu của cơ thể người. Trong hệ xương khớp, sự phối hợp nhịp nhàng của gân và dây chằng giúp hoạt động của cơ thể thống nhất và thuận lợi.
Gân cũng có vai trò như lò xo có tính đàn hồi, có khả năng co giãn tốt. Điều này giúp các cử động gập, cúi, xoay của cơ thể giữa các khớp trơn tru nhẹ nhàng hơn. Đồng thời cũng đem đến tác dụng giảm đi lực tác động bên ngoài vào xương khớp, giúp phân tán lực, bảo tồn năng lượng giúp quá trình vận động hiệu quả.
Các vấn đề thường gặp với gân
Gân đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối cơ bắp, xương khớp trên cơ thể để tạo điều kiện vận động thuận lợi cho cơ thể. Trong trường hợp gân bị căng, bị giãn hoặc tổn thương do tác động nào đó, người bệnh có thể phải chịu đau đớn và bị gián đoạn hoạt động.
Bong gân
Bong gân được coi là hiện tượng thường xuyên gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Bong gân xảy ra khi các bao khớp bị tổn thương do lực tác động quá mạnh. Dây chằng bị kéo giãn, gân cũng bị bong theo, thậm chí một số bó gân còn bị đứt ở cấp độ nhẹ. Các vị trí dễ bị bong gân nhất là vùng cổ tay, cổ chân, đầu gối… Nhìn chung, bong gân mức độ nhẹ có thể tự xử lý tại nhà và dễ liền trở lại.
Viêm gân
Viêm gân là tình trạng gân bị viêm nhiễm, sưng đỏ do sự tác động gây tổn thương hoặc do vi khuẩn gây viêm. Thông thường, tình trạng viêm gân xảy ra phổ biến nhất là ở độ tuổi trung niên về già. Đôi khi cũng có thể xuất từ việc người bệnh vận động quá nặng, sử dụng lực quá sức khiến các mô sợi của gân bị tổn thương gây phản ứng viêm.
Một số bệnh về viêm gân thường gặp phải như: viêm bao gân, viêm gân nhị đầu vai, viêm gân xương bánh chè, viêm gân nhị đầu vai, viêm vùng gót nơi bám gân Achilles…
Ngăn ngừa các tổn thương gân
Ngăn ngừa các tổn thương gân là việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người. Đảm bảo sự an toàn cho gân sẽ giúp các hoạt động diễn ra hiệu quả, giữ cho chúng ta cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và tự tin nhất.
Thường xuyên tập luyện thể thao
Rèn luyện thể thao là cách thức đơn giản nhất để tăng cường sức khỏe cho cơ gân, xương khớp. Không những vậy, các hoạt động thể thao hàng ngày còn giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể. Từ đó sẽ giúp chúng ta chống lại các căn bệnh viêm nhiễm gân, gân nhanh hồi phục khi gặp bất cứ tổn thương nào.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Việc lựa chọn trang phục, giày dép phù hợp là điều hết sức quan trọng để bảo vệ cơ thể. Đặc biệt đối với những vận động viên thể thao, những người thường xuyên tập luyện, thậm chí cả đối với chị em phụ nữ. Nên lựa chọn trang phục và giày thể thao mềm mại, thoải mái. Phụ nên nên hạn chế đi giày cao gót quá nhiều, phụ nữ sau trong và sau khi sinh cũng nên lựa chọn giày dép bệt để đảm bảo gân không bị chịu áp lực quá lớn.
Tránh hoạt động quá sức
Gân là bộ phận phải chịu sức nặng của cơ thể tác động lên xương khớp. Chính vì thế những người hoạt động quá sức, vận động càng mạnh thì nguy cơ gây tổn thương gân càng cao. Chỉ nên lao động ở mức độ vừa phải, hạn chế mang vác các vật nặng khi không thực sự cần thiết. Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để gân được thư giãn và hồi phục lại như ban đầu là điều rất cần thiết trong lao động.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin chi tiết về gân. Nếu có bất cứ băn khoăn nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kỹ lưỡng hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!