So với gai cột sống, gai xương khớp tay không quá phổ biến trong cộng đồng nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người bệnh hạn chế khả năng vận động của tay. Tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị trong nội dung sau!
Gai xương khớp cổ, ngón tay có nguy hiểm?
Gai xương khớp cổ tay là tình trạng các khớp cổ tay, bàn tay và các ngón tay bị lắng đọng canxi (xương mịn) quá mức làm hình thành các gai xương.
Gai xương tại các khớp tay thường có tốc độ phát triển chậm và giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên khi nó phát triển dài ra thì sẽ gây chèn ép vào mạch máu, dây thần kinh và khiến người bệnh đau đớn.
Gai xương khớp tay thường gặp ở người từ 60 tuổi trở lên nhưng nguy cơ người trẻ mắc bệnh này không phải không có.
Ngoài phải chịu đựng những cơn đau đớn ở các khớp bị bệnh thì người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng hạn chế cử động tay, ảnh hưởng tới sinh hoạt và về lâu dài có thể khiến chất lượng cuộc sống và tinh thần giảm sút. Do đó, nếu thấy các triệu chứng của bệnh này cần thăm khám và điều trị sớm, tránh để gai xương phát triển quá mức hoặc biến chứng về sau.
Các loại gai xương khớp tay
Dưới đây là những loại gai xương khớp tay thường gặp:
Hạt Bouchard
Đây là gai xương hình thành ở khớp giữa ở ngón tay khiến ngón tay phình to ở đốt giữa. Các hạt bouchard có thể không gây đau trong một số trường hợp nhưng chủ yếu nó khiến khớp ngón tay của người bệnh bị cứng, sưng và đau đớn, làm cản trở phạm vi hoạt động của ngón trong các cử động thường ngày.
Thực tế cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc loại gai xương này phổ biến hơn nam giới và tình trạng này còn có yếu tố di truyền trong gia đình.
Hạt Heberden
Đây là tình trạng sưng khớp gần với đầu ngón tay nhất, nằm ngay dưới móng tay. Tùy vào giai đoạn phát triển mà các hạt này sẽ gây ra các cơn đau với cường độ khác nhau. Tình trạng này thường là hậu quả của việc sụn khớp bị thoái hóa, mài mòn khiến cho nó thô ráp và các xương ma sát với nhau tạo thành gai xương khi cơ thể cố sửa chữa.
Hạt Heberden có xu hướng di truyền liên quan đến gen trội ở nữ giới. Do đó nếu người mẹ mắc bệnh này thì sinh con ra có khả năng cao mắc bệnh. Ngoài ra thì tình trạng này thường dễ xảy ra ở bên tay thuận hơn.
Gai xương mu bàn tay
Đây là tình trạng hình thành một cụ u xương trên mu bàn tay hoặc phần mấu nối của xương cổ tay nhỏ và xương cánh tay. Tình trạng này thường được cho là hậu quả sau chấn thương bàn tay hoặc dùng ngón tay làm động tác nào đó lặp lại thường xuyên trong thời gian dài.
Nguyên nhân gây gai xương khớp tay
Một số nguyên nhân phổ biến là:
- Sự lão hóa tự nhiên ở khớp tay
- Gây ra bởi bệnh viêm xương khớp
- Chấn thương tay
- Thói quen vận động, lặp lại nhiều lần một hành động khiến khớp tay bị hao mòn
- Căng thẳng kéo dài khiến viêm xương khớp hình thành hoặc nghiêm trọng hơn.
- Tổn thương ở phần sụn tay, ngón tay, cổ tay…
Chẩn đoán gai xương khớp tay
Để chẩn đoán chính xác bệnh này thì cần phải kiểm tra tổng thể bằng nhiều phương pháp như:
Kiểm tra lịch sử y tế
Yêu cầu liệt kê tiền sử bệnh lý của người bệnh và làm một số động tác kiểm tra phạm vi chuyển động của tay cũng như sức mạnh của cơ bắp.
Xét nghiệm hình ảnh
Hình ảnh trên phim chụp sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn cũng như loại bỏ các nguyên nhân khác. Một số phương pháp thường dùng là:
- Chụp X quang tay.
- Chụp CT-Scan
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
Cách điều trị gai xương khớp tay
Nếu gai xương không gây đau thì không cần điều trị nhưng một khi nó khiến người bệnh bị đau, cứng khớp, viêm nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động thì bắt buộc phải điều trị. Một số biện pháp điều trị thường được áp dụng là:
Điều trị không phẫu thuật
Mục tiêu của phương pháp này là giảm đau, giúp người bệnh vận động khớp tay dễ dàng hơn.
- Tăng cường nghỉ ngơi để ổn định tình trạng viêm cũng như các triệu chứng của bệnh. Trong thời gian này không nên cố cầm nắm hoặc xoay cổ tay.
- Bất động tay bằng cách dùng nẹp cố định các khớp bị bệnh.
- Chườm lạnh bằng túi đá để giảm viêm sưng.
- Dùng thuốc: Thuốc chống viêm không chứa NSAID hoặc thuốc giãn cơ, giảm đau có thể được sử dụng. Thuốc này cần dùng theo chỉ định, không dùng tùy tiện vì có thể gây tác dụng phụ.
- Vật lý trị liệu: Tùy thuộc vào tình trạng mà các bài tập vật lý trị liệu có thể được yêu cầu. Mục đích của phương pháp này là tăng khả năng vận động của khớp ngón tay, tăng sức mạnh cơ tay và giảm co cứng khớp.
- Tiêm corticosteroid: Nhằm giảm đau, giảm viêm trong trường hợp nghiêm trọng không thể thuyên giảm vằng biện pháp khác. Liệu pháp này chỉ được dùng ngắn hạn, theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp kia không hiệu quả thì phẫu thuật có thể được xem xét để loại bỏ gai xương. Phẫu thuật tuy có thể loại bỏ gai xương, cải thiện cơn đau và giúp hồi phục chức năng nhưng nó có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, tái phát hoặc nhiều rủi ro khác. Do đó, hãy trao đổi kỹ càng với bác sĩ để được tư vấn thêm.
Phòng ngừa gai xương khớp tay
Gai xương do di truyền không thể phòng ngừa nhưng bạn vẫn có thể hạn chế các nguy cơ gây bệnh bằng cách:
- Giữ cân nặng hợp lý để hạn chế nguy cơ bị viêm khớp do áp lực từ trọng lượng cơ thể.
- Không hút thuốc lá
- Không tập luyện thể dục thể thao quá sức
- Rèn luyện tư thế làm việc khoa học
- Luyện tập các bài tập uốn dẻo, tăng cường cơ bắp, giúp các ngón tay linh hoạt.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh gai xương khớp tay. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!