Đau khớp vai thường do nguyên nhân cơ học gây ra. Tình trạng này phần lớn không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng đau khớp vai trong bài viết dưới đây nhé!
Đau khớp vai là gì?
Đau khớp vai là một vấn đề về xương khớp có liên quan tới nguyên nhân cơ học như chấn thương, lao động quá sức hoặc các chấn thương. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cảm thấy đau nhức, khó cử động vai. Tùy từng trường hợp, cơn đau có thể âm ỉ, thành từng cơn hoặc đau nhói.
Đau khớp ở vai có thể xảy ra tại một bên vai hoặc cả hai. Do đó việc nắm rõ nguyên nhân, hướng điều trị và cách phòng bệnh rất quan trọng.
Nguyên nhân gây đau khớp vai
Nguyên nhân gây hiện tượng đau nhức khớp vai đa dạng, được chia cụ thể thành 2 nhóm chính dưới đây:
Nguyên nhân cơ học
Trường hợp người bệnh bị đau khớp vai do những nguyên nhân cơ học dưới đây thì thường không nguy hiểm, có thể tự cải thiện tại nhà:
- Chấn thương: Những chấn thương va đập mạnh như tai nạn xe cộ, chấn thương khi thể dục có thể làm đau khớp ở vai. Cơn đau có đặc điểm âm ỉ khó chịu hoặc nhói buốt, kèm theo đó là hiện tượng cứng khớp, bầm tím da.
- Hoạt động sai tư thế: Nằm, ngồi cong vẹo hoặc bẻ khớp vai thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ đau khớp ở vị trí này. Cơn đau thường khởi phát dạng cấp tính rồi dần chuyển sang mãn tính.
- Gắng sức lao động: Mang vác vật nặng, lao động quá sức hoặc làm việc bắt buộc trong tư thế giơ tay cao sẽ khiến vùng khớp vai dễ bị đau nhức. Tổn thương khớp vai trong trường hợp này có thể khởi phát ở một hoặc cả hai bên vai.
- Stress dài ngày: Căng thẳng lâu ngày sẽ dẫn tới kích thích khớp, gây đau nhức vai.
Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân cơ học, một số bệnh lý dưới đây cũng gây ra tình trạng đau khớp vai:
- Bệnh viêm quanh khớp vai: Bệnh gây ra tình trạng tổn thương, mất cân bằng cấu trúc mô mềm và đau khớp vai. Đối tượng có tỷ lệ cao mắc bệnh là người bị chấn thương, thoái hóa mô mềm hoặc người từ 50 tuổi trở lên.
- Thoái hóa khớp vai: Đau khớp vai cũng có thể là do hiện tượng thoái hóa, tức lớp sụn khớp và xương dưới sụn bị mòn dần đi. Dấu hiệu chi tiết nhận biết tình trạng này bao gồm: Sưng khớp vai, cứng khớp, đau nhức và teo cơ.
- Viêm khớp vai: Căn bệnh này khiến người mắc phải chịu đựng những cơn đau nhức khớp vai. Cơn đau nặng hơn khi ấn vào khớp hoặc người bệnh cử động.
Triệu chứng đau khớp vai
Biểu hiện đau khớp vai phụ thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh. Trong đó phần lớn người bệnh sẽ bắt gặp những triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói tận sâu bên trong khớp vai.
- Cơn đau nặng hơn khi chạm vùng bị tổn thương.
- Một số trường hợp cơn đau có thể lan rộng ra những vị trí khác như cánh tay, cổ hoặc vùng ngực.
- Tê mỏi, cứng vai, khả năng vận động vai giảm sút
- Người bệnh khó dang tay hoặc giơ tay lên cao
- Trên vai xuất hiện vùng bầm tím hoặc sưng phồng
- Teo cơ, vai yếu hoặc biến dạng
- Hai bên vai mất cân bằng.
Chẩn đoán tình trạng đau khớp vai
Phương pháp chẩn đoán hiện tượng này bao gồm kiểm tra biểu hiện lâm sàng kết hợp xét nghiệm chuyên sâu. Cụ thể như sau:
Kiểm tra biểu hiện
Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tiền sử chấn thương và bệnh lý khác trước. Sau đó người bệnh cần mô tả rõ cơn đau diễn ra như thế nào, vị trí đau ở đâu và các triệu chứng khác kèm theo.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kiểm tra thêm biểu hiện tại vị trí khớp vai bị tổn thương, kiểm tra khả năng vận động hoặc đánh giá thông qua những cử động người bệnh thực hiện.
Xét nghiệm chuyên sâu
Trường hợp nghi ngờ người bệnh đau khớp vai do bệnh lý gây ra thì cần xét nghiệm chuyên sâu theo một trong những kỹ thuật dưới đây:
- Chụp X-quang: Giúp xác định những tổn thương ở khớp vai như gãy xương, gai xương hoặc thoái hóa khớp.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Cho biết tình trạng các mô mềm quanh khớp vai có bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc viêm không. Kỹ thuật này sẽ xác định chính xác loại tổn thương, vị trí khớp vai bị ảnh hưởng và mức độ bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Nếu khớp vai bị tổn thương nhưng không phát hiện được qua hình ảnh 3 chiều thì người bệnh cần thực hiện chúp cắt lớp vi tính CT. Từ đây các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phác đồ điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được yêu cầu thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh đau khớp vai do các bệnh tự miễn hoặc nhiễm trùng khớp.
Điều trị đau khớp vai
Tùy theo từng nguyên nhân, mức độ bệnh lý và cơ địa mỗi người, hướng điều trị phục hồi tình trạng đau nhức khớp vai khác nhau:
Chăm sóc tại nhà
- Chườm nóng-lạnh: Biện pháp này thích hợp áp dụng cho người bệnh bị đau khớp vai do chấn thương gây ra. Khi chườm nóng-lạnh,vùng mô mềm và khớp sẽ được thư giãn, từ đây giảm đau nhanh.
- Xoa bóp: Người bệnh có thể xoa bóp vai bằng tinh dầu trà tràm hoặc tinh dầu nóng. Xoa bóp sẽ giúp giảm tình trạng căng cơ, vai được thư giãn và hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn.
- Tập thể dục: Luyện tập thể thao thường xuyên giúp sức khỏe dẻo dai, nâng cao chức năng vận động của hệ xương khớp. Đồng thời nhanh chóng giảm tình trạng đau nhức khớp.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần tăng cường bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin c, vitamin D và axit béo omega-3. Đây là những dưỡng chất giúp khớp mau chóng được chữa lành các tổn thương, chống oxy hóa và phòng nhiễm trùng khớp.
Sử dụng thuốc
Sau 4-5 ngày thực hiện các phương pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả, người bị đau khớp vai sẽ được bác sĩ chuyên khoa chuyển hướng sang sử dụng các loại thuốc Tây y như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol là thuốc giảm đau xuất hiện phổ biến trong đơn thuốc của người bệnh. Thuốc dùng theo đường uống với liều lượng 500mg/ lần x 4 lần/ ngày.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm steroid như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen có tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm toàn diện nên được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân đau khớp vai.
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng giảm tình trạng co cứng cơ do đau khớp ở vai gây ra.
- Corticoid: Trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh dùng thêm corticoid dạng viên uống hoặc tiêm tại chỗ.
Vật lý trị liệu
Khi bệnh nhân bị đau khớp kèm theo triệu chứng co cứng, khó vận động vai thì cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Các bài tập này sẽ giúp khớp vai thư giãn, giảm đau và giảm căng cơ. Từ đây vai sẽ vận động trơn tru hơn.
Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tê bì và giúp hệ xương khớp bền bỉ hơn. Đây cũng là hướng phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả được bác sĩ khuyến cáo áp dụng.
Phẫu thuật
Biện pháp này sẽ áp dụng trong trường hợp người bệnh bị đau khớp vai nặng hoặc chấn thương mạnh. Tùy thuộc theo từng cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được chỉ định mổ nội soi hoặc mổ mở.
Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau khớp vai. Bạn hãy chia sẻ ngay thông tin hữu ích bên trên tới bạn bè, người thân của mình nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!