Đau vai khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một bệnh lý về xương khớp. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể ngày càng tiến triển nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Nguyên nhân gây đau vai gáy khó thở
Đau vai khó thở là tình trạng đau nhói, khó chịu ở phần lưng, trước ngực đặc biệt ở tim. Cơn đau vùng vai sẽ lan xuống nhiều bộ phận khác như cánh tay, sườn… khiến người bệnh cảm thấy nhức nhối khó chịu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bả vai khó thở, trong đó có thể kể đến như:
Do chấn thương
Các chấn thương như tai nạn giao thông, chơi thể thao, tai nạn lao động… có thể ảnh hưởng đến hoạt động của phần vai gáy. Những chấn thương này nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến người bệnh đối mặt với các cơn đau nhức, mệt mỏi và khó thở.
Thói quen hoạt động sai tư thế
Với những người có thói quen hoạt động sai tư thế như ngồi, đứng, ngủ… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Điều này dẫn đến vùng lưng và vai gáy bị đau nhức, khó chịu. Do đó, những người thường xuyên bê vác, người ngồi văn phòng, lái xe thường có nguy cơ mắc đau bả vai hơn thông thường.
Áp lực lên cơ liên sườn
Những hoạt động gây áp lực lên cơ liên sườn có thể dẫn đến đau nhức ở vai kèm theo khó thở. Người bệnh chỉ cần hắt hơi, ho nhẹ cũng sẽ cảm thấy vùng sườn và vai đau nhức, khó chịu. Tình trạng này thường gặp ở người thường xuyên mang vác nặng hoặc tác động lực lên cơ liên sườn nhiều.
Bệnh lý về phổi
Đối với những người mắc các bệnh lý về phổi sẽ thường kèm theo các triệu chứng như căng tức và khó chịu lồng ngực. Những cơn vùng lồng ngực thường khiến người bệnh đau phần bả vai khó thở thậm chí có kèm theo ho ra máu. Một số bệnh lý về phổi gây ra triệu chứng bệnh có thể kể đến như: viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi…
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm khiến cho hai đầu xương của bả vai của người bệnh va vào nhau, thiếu sự trơn tru linh hoạt khiến nguy cơ đau nhức bả vai, lưng, cổ. Các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ rõ ràng hơn khi người bệnh cúi người, ngủ dậy hay mang vác vật nặng.
Rối loạn khớp
Rối loạn khớp khiến người bệnh đối mặt với cảm giác đau bả vai kèm theo vùng lưng rõ rệt. Thêm vào đó, cơn đau còn kèm theo chứng khó thở, tức ngực, hoa mắt chóng mặt và suy nhược cơ thể. Tình trạng rối loạn khớp nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và hoạt động hàng ngày của người bệnh.
Viêm sụn sườn
Tình trạng viêm sụn sườn sẽ khiến người bệnh gặp hiện tượng đau nhức vai và khó thở. Viêm sụn sườn là một trong những chứng bệnh nguy hiểm có thể gây mất khả năng vận động. Do đó, những người bị đau bả vai khó thở nặng cần thăm khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.
Mắc các bệnh lý về tim mạch
Những người mắc các bệnh lý về tim mạch cũng thường xuyên xuất hiện chứng đau bả vai khó thở. Người bệnh cần cẩn trọng với các cơn nhồi máu cơ tim, thở gấp xảy ra có thể dẫn đến đột quỵ, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Đau vai gáy khó thở có nguy hiểm không?
Tình trạng đau bả vai khó thở sẽ không nguy hiểm nếu cơn đau do căng cơ hoặc hoạt động bả vai quá mức. Lúc này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm cơn đau và phòng ngừa tình trạng này tái phát.
Tuy nhiên, tình trạng đau bả vai khó thở sẽ nguy hiểm nếu nó đến từ nguyên nhân do các bệnh lý y tế khác như ung thư phổi, nhiễm trùng phổi, viêm phổi, bệnh lý tim mạch, xương khớp…. Lúc này, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm đến khả năng vận động thậm chí tính mạng.
Do đó, nếu tình trạng đau vai gáy kèm khó thở kéo dài, người bệnh cần đến tại các cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh.
Cách điều trị tình trạng đau vai gáy khó thở
Căn cứ vào nguyên nhân gây và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị đau bả vai khó thở như:
Chăm sóc tại nhà
Chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm đau và hạn chế tình trạng bệnh trở nặng hơn. Quá trình chăm sóc tại nhà, người bệnh cần chú ý:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tình trạng đau nhức ở bả vai sẽ giảm rõ rệt khi người bệnh nghỉ ngơi, giảm vận động và mang vác vận nặng.
- Chườm nóng/ lạnh: Giúp thư giãn gân cơ và tăng tuần hoàn máu tốt hơn cho khu vực vai gáy. Bạn có thể chườm nóng bằng cách sao nóng dược liệu thiên nhiên như: lá lốt, ngải cứu, dây đau xương… và đắp trực tiếp lên vùng bả vai bị đau. Chườm lạnh bằng cách dùng khăn mỏng bọc đá lạnh và chườm lên vùng bả vai bị đau.
- Massage: Massage giúp cải thiện nhanh các cơn đau ở vùng bả vai. Ngoài ra, xoa bóp còn giúp tăng tuần hoàn máu và thư giãn tinh thần giúp người bệnh dễ thở hơn.
Điều trị y tế đúng cách
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị đau bả vai khó thở phù hợp. Liệu trình điều trị tình trạng bệnh thường bao gồm:
Dùng thuốc
Dùng thuốc giảm đau, giảm viêm khí quản để giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Đối với những người bệnh bị đau bả vai khó thở liên quan đến tim mạch, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc lợi tiểu và trợ tim giúp giảm rủi ro trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh lý căn nguyên để giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Vật lý trị liệu
Với những người bệnh bị chấn thương ở vùng xương bả vai dẫn tới hạn chế vận động, các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giảm đau bả vai và các triệu chứng liên quan.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả tích cực. Người bệnh bị tổn thương sâu ở vùng bả vai. Lúc này, các bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp xâm lấn để khắc phục những tổn thương bên trong xương khớp.
Phòng ngừa chứng đau bả vai phải khó thở
Hiện nay, không có các cách triệt để giúp phòng ngừa hoàn toàn nguyên nhân gây đau bả vai khó thở. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh với những lưu ý sau:
- Giữ cân nặng hợp lý, giảm tình trạng thừa cân béo phì có thể ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
- Chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin, rau xanh và khoáng chất tốt cho cơ thể và xương khớp.
- Tăng cường tập thể dục thể thao, chú ý các động tác giúp khớp vai trở nên linh hoạt và khỏe mạnh.
- Không vận động hoặc tác động lực quá mạnh lên khu vực khớp vai, điều này có thể dẫn đến tổn thương xương khớp.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích. Những thói quen này có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và làm nặng hơn các vấn đề của cơ thể.
Nhìn chung, đau bả vai khó thở là triệu chứng không nên xem thường. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!