Chụp cắt lớp vi tính CT là kỹ thuật để chẩn đoán chi tiết các bộ phận, các bệnh lý bên trong cơ thể. Từ đó bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Dưới đây là những thông tin về chụp cắt lớp CT mà bạn nên biết.
Chụp cắt lớp vi tính CT là gì?
Chụp cắt lớp vi tính CT là một kỹ thuật trong y học còn được gọi là chụp CT, CT Scan. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách kết hợp dùng máy CT với tia X để đo và tạo ra hình ảnh qua nhiều khía cạnh khác nhau của cơ thể. Máy CT sẽ phát Xquang và đi trong cơ thể người bệnh. Tia X sẽ chiếu từ trên xuống, trái sang phải để nhìn thấy được chi tiết các cơ quan trong cơ thể người bệnh.
Sau đó, bạn sĩ sẽ chụp lại những hình ảnh để phát hiện những triệu chứng bất thường trên cơ thể.
Tại sao cần chụp cắt lớp vi tính CT?
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính CT trong các trường hợp như:
- Tìm và nhận biết vị trí của các khối u, cục đông.
- Kiểm soát và nhận biết mức độ nhiễm trùng trong cơ thể.
- Chẩn đoán tình trạng rối loạn xương cơ khớp như gãy xương, chấn thương, u xương…
- Nhận định phương pháp điều trị bệnh phù hợp và theo dõi kết quả điều trị bệnh.
- Hỗ trợ chữa trị với các cách phức tạp như xạ trị, mổ, sinh thiết.
- Phát hiện và nhận biết độ nguy hiểm và theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.
- Kiểm tra hiện tượng xuất huyết bên trong cơ thể.
Những trường hợp nào được chỉ định chụp CT Scan
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
Đầu mặt cổ
- Có các dị vật ở tai mũi họng.
- Xuất hiện khối u ở cổ.
- Vùng đầu mặt cổ bị chấn thương, áp xe hoặc bị sưng viêm.
- Phát hiện các căn bệnh liên quan đến xoang, hốc mũi.
- Bị phù nên, vôi hóa, xuất huyết vùng đầu mặt cổ.
Sọ não
- Chẩn đoán tình trạng tăng áp lực lên sọ não, những trường hợp bị đau nửa đầu, động kinh, co giật…
- Bệnh nhân bị chấn thương đầu, chấn thương sọ não.
- Bị bệnh viêm màng não, áp xe não, lao não, sa sút trí tuệ
Vùng bụng và khung chậu
Chẩn đoán và nhận biết bệnh ung thư, theo dõi quá trình điều trị ung thư.
Kiểm tra nguyên nhân tại sao bị đau bụng và chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm ở tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt…
Chẩn đoán các bệnh ở đường tiêu hóa, thận, đường tiết niệu, gan, tuyến thượng thận…
Phổi và lồng ngực
Chẩn đoán các bệnh lý trong phổi và lồng ngực như phổi tắc nghẽn, nhiễm trùng phổi, giãn phế quản, kén màng tim, kén màng phổi, bệnh phổi kẽ.
Chẩn đoán các triệu chứng ho ra máu, bị bụi phổi…
Cột sống, các xương, các chi
Chẩn đoán các chấn thương hoặc bệnh lý ở cột sống nếu nghi ngờ mắc bệnh.
Nhận biết những chấn thương ở xương như trật khớp, gãy xương, u xương, ung thư xương, tổn thương dây chằng.
Các mạch và tim mạch
Kiểm tra các động, tĩnh mạch trong cơ thể xem có hoạt động ổn định hay không.
Kiểm tra động mạch vành của tim và bệnh mạch vành.
Chống chỉ định chụp CT Scan
Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mình có thai thì không nên thực hiện kỹ thuật này. Ngoài ra, phương pháp này chống chỉ định ở các trường hợp:
- Người bệnh bị suy giảm chức năng gan thận.
- Mắc bệnh sốt cao, mất nước nặng
Chụp CT scan với thuốc cản quang
Trong trường hợp các xương, mô dày đặc, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT Scan với thuốc cản quang. Đây là loại thuốc nhuộm có tác dụng chắn tia X để làm nổi các mạch máu, mô mềm và các cơ quan khác trong cơ thể.
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiêm thuốc, uống thuốc hoặc đưa thuốc cản quang vào trực tràng để thực hiện.
Chụp CT Scan được thực hiện ra sao?
Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện CT Scan như sau:
Trước khi CT Scan
- Bệnh nhân sẽ điền các thông tin về sức khỏe của mình và đọc bản cam kết thực hiện phương pháp này.
- Người bệnh sẽ nhịn ăn trước khi thực hiện CT Scan từ 4 – 6 giờ hoặc uống nước trước khi thực hiện khoảng 2 tiếng.
- Bỏ các đồ trang sức ra và mặc áo choàng của bệnh viện.
Trong khi CT Scan
- Bệnh nhân được đưa vào phòng chụp và nằm ngửa lên bàn chụp. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn các tư thế khác nhau để chụp.
- Bệnh nhân nín thở để chụp ngắn, đặc biệt ở ngực và bụng.
- Khi cần tiêm thuốc cản quang, bác sĩ sẽ tiêm trước cho bệnh nhân.
- Quá trình thực hiện kéo dài khoảng 5 phút và có thể lâu hơn.
Sau khi CT Scan
Nếu không có tiêm thuốc cản quang thì người bệnh đi ăn uống bình thường.
Khi có tiêm thuốc cản quang, bạn cần ấn tay vào chỗ tiêm khoảng 5 – 10 phút để ngừa tình trạng chảy máu. Sau khi tiêm thuốc, bạn cần uống nước liên tục để loại bỏ nhanh thuốc ra khỏi cơ thể.
Sau khi thực hiện, nếu có những triệu chứng bất thường như mệt mỏi, khó thở, sốt, ngứa ngáy, chóng mặt, buồn nôn thì bạn nên cần liên hệ với bác sĩ để điều trị bệnh.
Ưu và nhược điểm của CT Scan
Một số ưu và nhược điểm của phương pháp này như sau:
Ưu điểm
- CT Scan sẽ giúp đưa ra hình ảnh các mô mềm quanh khớp chi tiết hợp.
- Hình ảnh rõ nét và có thể quan sát chi tiết các bộ phận bên trong cơ thể.
- Thời gian thực hiện rất nhanh nên phù hợp với những trường hợp người bệnh đang cấp cứu.
Nhược điểm
- Người bệnh có thể bị nhiễm xạ sau khi thực hiện.
- Tổn thương phần mềm hoặc khu vực quang tủy sống, dây chằng khá khó phát hiện.
Chụp CT có nguy hiểm không?
- Chụp CT Scan có thể gây ra một số rủi ro cho cơ thể như sau:
- Sử dụng tia X gây bức xạ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, thai nhi.
- Sử dụng các thuốc cản quang có thể gây ra dị ứng trong một số trường hợp.
- Chụp CT Scan có thể gây ra một số vấn đề về thận.
Chụp cắt lớp vi tính CT Scan là một kỹ thuật chẩn đoán hiện đại. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ và mắc các bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện chụp CT đúng cách.