Cục tophi là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng khớp tay, chân sưng lên do bệnh gout. Tại vị trí cục tophi thường có dấu hiệu nóng đỏ, đau đớn, khó cử động. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần tìm cách làm xẹp cục tophi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm xẹp cục tophi đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.
Cách làm xẹp cục tophi tại nhà
Cục tophi là một trong những biểu hiện thường thấy ở người bệnh gout. Đây là những khối căng, phồng to xuất hiện ở khớp tay và chân. Cục tophi hình thành do nồng độ axit uric tăng cao tạo thành những tinh thể nhỏ tích tụ và lắng đọng trên khớp.
Khi cục tophi hình thành, vùng da xung quanh cục tophi sẽ bóng, đỏ và nóng hơn các vùng da khác trên cơ thể. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nghiêm trọng và việc cử động hàng ngày cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Người bệnh có thể tham khảo cách làm xẹp cục tophi tại nhà theo các phương pháp sau:
Uống nhiều nước
Các chuyên gia khuyên rằng, người bị bệnh gout uống khoảng từ 2 – 3 lít nước/ 1 ngày có thể cải thiện bệnh gout hiệu quả. Nước giúp thanh lọc cơ thể, đào thải acid uric thông qua đường tiết niệu. Từ đó, giúp giảm lượng acid uric tích tụ trên khớp hiệu quả, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp giảm tình trạng đau nhức, giảm sưng, ngăn ngừa sự phát triển bệnh theo chiều hướng tiêu cực.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gout, làm dịu cơn đau và hỗ trợ làm xẹp cục tophi hiệu quả. Nếu bạn thực hiện chế độ ăn lành mạnh, lượng purin sẽ được giảm bớt, quá trình chuyển hóa chất ổn định, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn có thể bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout như:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng chuyển hóa protein dung nạp từ đó điều hòa lượng acid uric trong máu. Việc ăn nhiều thực phẩm có chất xơ giúp làm xẹp cục tophi, giảm tình trạng đau nhức, cải thiện chức năng khớp hiệu quả. Một số thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như: rau cần, khoai tây, bắp cải, củ cải, dưa leo, súp lơ, cải xanh,…
- Thực phẩm giàu vitamin: Thực phẩm giàu vitamin thường có lượng purin thấp, giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Bổ sung nhiều thực phẩm có vitamin còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình lọc máu.
- Thực phẩm cần tránh: Đối với bệnh gout, người bệnh nên hạn chế những thức ăn nhiều đạm như: thịt, cá, hải sản; tránh tiêu thụ quá nhiều bia rượu, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas; thực phẩm nhiều đường, nhiều muối; các loại rau nhiều purin như: giá đỗ, măng tây, nấm, đậu Hà Lan, rau dọc mùng,…
Bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin C
Ngoài duy trì một thói quen ăn uống khoa học, trong thực đơn hàng ngày, bạn nên bổ sung thêm nhiều khoáng chất và vitamin C cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây họ cam, quýt,…
Theo nhiều nghiên cứu, vitamin C có tác dụng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn tình trạng tích tụ acid uric hiệu quả. Từ đó, cục tophi sẽ được làm xẹp nhanh chóng, ngăn hình thành những cục tophi mới.
Vận động thể dục, thể thao thường xuyên
Thường xuyên vận động thể dục, thể thao giúp tăng quá trình tuần hoàn máu, xương khớp dẻo dai, linh hoạt. Điều này giúp làm các cơn đau khớp hiệu quả và làm xẹp cục tophi nhanh chóng.
Ngoài những bài tập thể dục, thể thao thông thường, bạn có thể áp dụng các bài tập thải bỏ độc tố, đào thải acid uric, đồng thời kiểm soát cân nặng và điều hòa huyết áp.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý áp dụng những bài tập luyện đúng cách với cường độ phù hợp. Thông thường, thời gian tập luyện hợp lý nhất là khoảng từ 30 – 45 phút/ mỗi ngày. Các môn thể thao phù hợp với người bệnh gout là: bơi lội, đi bộ, yoga, đạp xe,…
Thư giãn và kiểm soát căng thẳng
Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên căng thẳng, stress sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Nguyên nhân là do hệ thần kinh thường xuyên phải hoạt động quá mức, khiến chúng không thể kiểm soát quá trình bài tiết, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Từ đó, các acid uric ứ đọng trong khớp nhiều hơn, tăng tình trạng viêm nhiễm và đau nhức.
Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần giữ cho mình một tinh thần ổn định, thư giãn, tránh suy nghĩ và căng thẳng quá nhiều. Để kiểm soát trạng thái suy nghĩ của mình, bạn có thể áp dụng một số cách sau: Ngồi thiền, yoga, du lịch, đọc sách, xem phim, trò chuyện, nấu ăn,…
Cách làm xẹp cục tophi bằng thuốc
Thuốc nhóm Uricosurics
Thuốc nhóm Uricosurics được kê đơn để điều trị bệnh gout có tác dụng điều chỉnh acid uric trong máu, ngăn sự sinh trưởng của các khối tophi. Thuốc nhóm này hỗ trợ quá trình bài tiết acid uric thông quá đường tiết niệu, ngăn tình trạng acid uric lắng đọng vào các khớp. Các dòng thuốc nhóm Uricosurics phổ biến như: Lesinurad (Zurampic), Probenecid (Probalan),…
Thuốc chứa chất ức chế Xanthine oxidase (XOI)
Thuốc chứa chất ức chế Xanthine oxidase (XOI) là dòng thuốc ức chế và loại trừ Xanthine oxidase, giảm tiết acid uric. Theo đó, nồng độ acid uric trong máu được giảm rõ rệt, không còn tình trạng tích tụ acid uric nơi ổ khớp, làm xẹp khớp và kháng viêm hiệu quả.
Các loại thuốc có tác dụng ức chế Xanthine oxidase (XOI) bao gồm: Allopurinol (Zyloprim), Febuxostat (Uloric),…
Thuốc corticosteroid
Thuốc corticosteroid được chỉ định trong quá trình viêm khớp và tổn thương khớp. Thuốc corticosteroid có thể được tiêm trực tiếp hoặc dùng theo đường uống. Dòng thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau, hạn chế tổn thương,…
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm nơi ổ dịch khớp, cải thiện các triệu chứng đau, sưng khớp. Ngoài ra, dòng thuốc này cũng có tác dụng ngăn quá trình hình thành hạt tophi, cải thiện mức độ tổn thương khớp.
Một số dòng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm: Ibuprofen (Advil), Naproxen natri (Aleve),…
Khi nào cần thực hiện phẫu thuật cục tophi?
h
Đối với những trường hợp nhẹ, cục tophi có thể xẹp hẳn khi sử dụng thuốc kết hợp với một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng, số lượng cục tophi nhiều và lớn thì người bệnh cần phải được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Những trường hợp cần can thiệp bằng phẫu thuật, bao gồm:
- Áp dụng phương pháp dùng thuốc, điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả.
- Nốt tophi quá lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động của khớp, cục tophi chèn ép vào dây thần kinh gây đau đớn dữ dội.
- Nhiều nốt tophi xuất hiện ở bàn chân và bàn tay.
- Xung quanh cục tophi bắt đầu xuất hiện tình trạng lở loét, nhiễm trùng hoặc hoại tử da.
- Các cơn đau xuất hiện dày đặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của người bệnh.
- Xuất hiện các biến chứng của bệnh như: tiểu đường, suy thận, sỏi thận,…
Những phương pháp phẫu thuật được áp dụng nhằm loại bỏ cục tophi, bao gồm:
- Phẫu thuật mổ hở hoặc nội soi với mục đích loại bỏ cục tophi.
- Phẫu thuật loại bỏ cục tophi kết hợp thay khớp đối với những người bị tổn thương khớp nghiêm trọng, khớp bị phá hủy gần như hoàn toàn.
Nhìn chung, cách làm xẹp cục tophi bằng dùng thuốc và điều trị tại nhà là cục tophi có thể giảm số lượng và kích thước nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp tình trạng cục tophi lớn gây ảnh hưởng đến khớp, hệ thần kinh thì cần tiến hành thăm khám ở các cơ sở y tế để xây dựng phác đồ điều trị hợp lý và kịp thời. Ngoài ra, đối với tình trạng bệnh nặng, người bệnh có thể phải cần thực hiện phẫu thuật để chữa lành những tổn thương và loại bỏ các cục tophi.