Bệnh viêm khớp still ở trẻ em là một bệnh lý không phải quá hiếm gặp. Bệnh không có phương pháp hoặc thuốc điều trị đặc hiệu do cơ chế tự miễn của bệnh. Kèm theo đó, bệnh có thể có các biến chứng từ nhẹ cho đến rất nặng có thể gây nguy hiểm nhất định cho trẻ. Quý phụ huynh cần phải biết và luôn hết sức lưu ý.
Bệnh viêm khớp still ở trẻ em là gì
Bệnh still ở trẻ hay còn gọi là bệnh viêm khớp vô căn hoặc viêm khớp ở trẻ em (JRA). Đây là một bệnh lý tự miễn với cơ chế chính hệ miễn dịch tấn công những tế bào vô hại của chúng. Căn bệnh này cũng có thể xem là một phần của thể bệnh viêm khớp dạng thấp ở độ tuổi thiếu niên. Nghĩa là độ tuổi thường xuất hiện bệnh lý này là dưới 16 tuổi, trong đó, khoảng thời gian từ 2 tuổi cho đến 7 tuổi được xem là khoảng thời gian có thể bùng phát bệnh nhiều nhất.
Tuy không hẳn là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên đây lại là một bệnh lý mạn tính có sự lặp đi lặp lại chu kỳ các triệu chứng bệnh. Điều này khiến cho các hoạt động của trẻ bị gặp nhiều khó khăn, ví dụ như: Viết bài, mang vác đồ đạc, đi đứng thậm chí là chơi đùa,…..
Triệu chứng của bệnh viêm khớp still ở trẻ em
Đối với trẻ bị bệnh still sẽ có một số dấu hiệu của các triệu chứng sau đây:
Bất thường ở các khớp: Thông thường với các biểu hiện như sưng hoặc đau hay đôi khi có cả cứng khớp tại một số vị trí như: Mắt cả, khớp gối, khuỷu tay hay đôi khi là cổ tay.
Bất thường ở da: Với biểu hiện tại da, trẻ sẽ có dấu hiệu của phát ban, đặc tính: Màu hồng nhẵn hoặc chỉ là nổi gồ nhẹ ở trên da. Số lượng và sự phân bố có thể nhiều hơn khi đi kèm với nóng, sốt. Vị trí phân bố và tập trung có thể khác nhau tuy nhiên, các vết ban không kèm theo cảm giác ngứa.
Bất thường ở hạch bạch huyết: Trong đó, hạch bạch huyết ở cổ thường bị sưng nhiều hơn ở trẻ bệnh still.
Ngoài ra, trẻ có thể có thêm các dấu hiệu, triệu chứng khác như: Đau nhức ở các chi, cơ, mắt có thể bị sưng, thở khó khăn hoặc có thể xuất hiện các cơn đau trong lúc thở,…. Kèm theo có thể nhìn hoặc sờ thấy dấu hiệu của gan to hoặc lách to (do bác sĩ thăm khám)
Nguyên nhân của bệnh viêm khớp still ở trẻ em
Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng nhất, song các giả thuyết được đặt ra xung quanh nghiên cứu sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể làm cho các mô khỏe mạnh trong cơ thể trẻ bị hiểu nhầm và bị tấn công. Từ đây xuất hiện các sự nghi ngờ lên các yếu tố như: Gen di truyền hay cytokine và hệ thống FLA,….
Các yếu tố nguy cơ của căn bệnh still ở trẻ em
Không phải tất cả trẻ em đều bị bệnh still tuy nhiên, một số đứa trẻ sở hữu các yếu tố sau có nguy cơ nhiều hơn so với nhóm còn lại, cụ thể:
- Về giới tính: Từ các số liệu qua nghiên cứu cho thấy số bé gái mắc bệnh nhiều hơn so với các bé trai.
- Về tuổi: Độ tuổi khoảng từ 2 tuổi cho đến 7 tuổi là khoảng thời gian dễ xảy ra bệnh nhất.
- Về các dấu hiệu viêm nhiễm: Với các bé đang bị viêm nhiễm một căn bệnh nào đó có thể dẫn đến các viêm khớp khác do sự bất thường của hệ miễn dịch.
- Về khả năng gen di truyền: Trong trường hợp ba và mẹ cùng mắc bệnh still thì khả năng đứa con sinh ra cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh tương tự.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp still ở trẻ em
Nếu khi phát hiện bệnh still ở trẻ nhưng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây ra một số nguy hiểm nhất định cho trẻ như:
Gây tổn thương và thậm chí là phá hủy các khớp: Đa phần các trường hợp đều tương tự như bệnh still ở người lớn. Chúng đều có khả năng nhất định trong việc gây ra các tổn thương hoặc thậm chí là phá hủy các khớp. Trong đó, khớp tay và chân là hai khớp có tỷ lệ tổn thương cao nhất.
Ảnh hưởng đến khả năng phát triển: Không chỉ trẻ có sự phát triển chậm do sự ảnh hưởng trực tiếp từ bệnh mà còn do việc uống thuốc.
Sự bất thường các nội tạng: Trong thời gian dài khi xuất hiện bệnh still, các cơ quan như: Gan, lách, cơ ở tim, màng ngoài tim bắt đầu bất thường.
Hội chứng các hoạt hóa tình trạng đại thực bào: Đây là biến chứng nguy hiểm, tuy ít gặp nhưng không thể xem nhẹ được. Biến chứng này xảy ra và phát triển nhanh khi lượng máu của trẻ bị đột ngột giảm số lượng nhiều tế bào máu, thay vào đó, nồng độ chất béo tăng nhanh đột biến và chức năng gan có những biểu hiện bất thường.
Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp still ở trẻ em
Tương tự như bệnh still ở người lớn, để chẩn đoán chính xác căn bệnh ở trẻ, các y bác sĩ sẽ dựa vào tiêu chuẩn chung các triệu chứng để chẩn đoán, bao gồm:
Tiêu chí chính:
- Sốt cao trên 39 độ C từ 7 ngày trở lên.
- Đau hoặc có các dấu hiệu viêm ở các khớp.
- Có ban đỏ trên da, không ngứa và phát tán rộng khi sốt.
- Xét nghiệm công thức máu cận lâm sàng phát hiện sự tăng nhanh của các tế bào bạch cầu.
Tiêu chí phụ
- Trẻ bị đau họng hoặc có cảm giác đau họng trong thời gian dài.
- Hạch bạch huyết ở trẻ có dấu hiệu sưng to.
- Gan, lách có sự bất thường trên lâm sàng và cả xét nghiệm cận lâm sàng.
- Kiểm tra kháng nguyên và yếu tố dạng thấp cho kết quả âm tính.
Ngoài ra, trẻ còn được bổ sung chẩn đoán thông qua một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như: Xét nghiệm vi sinh vật, xét nghiệm hệ miễn dịch, xét nghiệm Ferritin huyết thanh, chụp phim X-quang hoặc có thể kèm theo cả sinh thiết,….
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp still ở trẻ em
Sử dụng thuốc tây y với các nhóm thuốc như sau:
- Nhóm thuốc với tác dụng giảm đau, hạ sốt thông thường: Paracetamol là thuốc điển hình với từng liều lượng thích hợp cho từng độ tuổi và trọng lượng của trẻ.
- Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid: Ibuprofen và Naproxen sẽ được đánh giá sự tương thích cho từng trẻ.
- Một số loại thuốc bổ sung khác như: Corticosteroid, Methotrexate,…. Các loại thuốc này có thể được thay thế khi trẻ không đáp ứng với các thuốc kháng viêm bên trên.
Lưu ý: Các loại thuốc tây y kể trên chỉ được sử dụng khi trẻ có các triệu chứng nặng và phải có chỉ định từ các y bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối tuân thủ liều lượng bác sĩ đã kê để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà
Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện nhẹ, phụ huynh ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế cũng có thể thực hiện các biện pháp sau đây tại nhà:
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh cho trẻ.
- Hướng dẫn và tập luyện cho trẻ đi lại nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bệnh.
- Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng.
- Theo dõi thường xuyên và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các triệu chứng bất thường xảy ra.
Trên đây là nội dung về các thông tin cần biết xung quanh bệnh viêm khớp still ở trẻ em. Hy vọng quý phụ huynh có thể từ những thông tin này mà có thêm các hiểu biết về một loại bệnh phổ biến ở trẻ. Từ đó có các biện pháp đề phòng, chăm sóc và trị liệu tốt nhất cho trẻ.