Bệnh blount là hội chứng rối loạn phát triển xương chày gây ra hiện tượng chân vòng kiềng. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vậy, làm thế nào để đôi chân của trẻ phát triển bình thường. CÙng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh blount là gì?
Bệnh bount được giải thích là sự rối loạn trong phát triển xương chày ((xương ống chân). Căn bệnh này khiến 2 xương bắp chân có hình vòng kiềng, trong trường hợp nặng, nhiều người gọi đó là chân chữ O.
Tình trạng vòng kiềng ở chân xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ trong giai đoạn tập đi và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, ở bệnh blount, triệu chứng diễn biến nghiêm trọng hơn rất nhiều. Các chuyên gia cho biết, khi xương ống chân gặp nhiều áp lực đã gây tác động xấu lên sụn khớp và ngăn cản quá trình phát triển xương.
Bên cạnh đó, phần ngoài xương chày lại phát triển một cách bình thường nhưng sụn – điểm nối của xương lại không thể đáp ứng. Chính sự không đồng nhất này khiến xương bị cong vào trong. Nghiên cứu cho thấy, tình trạng này có thể chuyển biến xấu nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, khi nhận thấy bất thường, bố mẹ cần cho bé đến bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh blount
Tính đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh blount vẫn chưa được tim ra. Ngoài chứng chân vòng kiềng sinh lý, theo các bác sĩ, việc thừa cân có thể là yếu tố phần nhiều gây ra căn bệnh này. Trọng lượng cơ thể đã gây ra nhiều áp lực tới cấu trúc xương ở chân.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ em biết đi trước 12 tháng được đánh giá là khá sớm, cộng thêm dấu hiệu thừa cân thì khả năng mắc chứng rối loạn xương rất cao. Ngoài ra, còi xương cũng là một yếu tố gây ra những bất thường ở xương ống chân.
Còi xương là biểu hiện của việc cơ thể không được cung cấp nguồn canxi và các khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển ở xương. Chứng bệnh này xuất hiện ở những năm đầu đời của trẻ do sự thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng, ở trong môi trường thiếu sáng quá lâu,… Một số nhóm đối tượng trẻ có khả năng còi xương sau đây được thông báo về nguy cơ mắc bệnh blount cao:
- Trẻ sinh đôi hoặc sinh thiếu tháng
- Trẻ được cho bú sữa bò thay vì sữa mẹ
- Trẻ có làn da sậm màu
- Trẻ thừa cân
- Trẻ sống trong môi trường thiếu sáng
Triệu chứng của bệnh blount
Như đã đề cập ở phần trước, bệnh blount gây ra triệu chứng vòng kiềng ở chân. Khi đi đứng, dấu hiệu này càng hiển thị rõ rệt. Điều này gây ảnh hưởng đến hình dáng và tính thẩm mỹ ở trẻ.
Theo các bác sĩ, blount không hề gây ra những cơn đau đớn hay khó khăn khi học đi đứng. Tuy nhiên, bố mẹ có thể nhận thấy trẻ thường cúi đầu xuống và ngửa bàn chân trước khi đứng trong giai đoạn tập đi.
Blount còn được tìm thấy ở trẻ vị thành niên. Đây là độ tuổi mà cơ thể đang phát triển mạnh mẽ. Do đó, những điểm bất thường hoàn toàn có thể xảy ra. Ở nhiều trường hợp đã ghi nhận, bé có triệu chứng đái dầm dù đã qua tuổi. Cụ thể hơn, các dấu hiệu thường gặp được bệnh blount được liệt kê dưới đây:
- Triệu chứng cúi gằm mặt xảy ra ở hầu hết các trường hợp mắc blount xương.
- Đấu gối xuất hiện những điểm bất thường.
- Xương ống chân và phần cuối xương cụt bị dị dạng.
- Khối u xương có thể phát sinh ở một số trường hợp.
Không chỉ vậy, những trẻ mắc bệnh blount được chẩn đoán rằng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa đầu gối, viêm khớp, xơ cứng khớp khi đến tuổi trưởng thành. Hơn nữa, sự mất cân bằng về chiều dài của hai chân có thể xảy ra.
Cách điều trị bệnh blount
Để điều trị bệnh blount, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp dựa vào thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thống kê cho thấy, một số trường hợp có thể tự cải thiện nhưng cũng có không ít người bệnh cần phẫu thuật để xử lý tình trạng này.
Điều trị bằng dụng cụ chuyên dụng
Trẻ em dưới 3 tuổi bị bệnh blount được chỉ định sử dụng kỹ thuật điều chỉnh xương đầu gối và mắt cá chân theo khung nẹp. Đây là một dụng cụ được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nắn thẳng xương ống chân, trả lại hình dáng bình thường cho chúng.
Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian để hoàn thiện. Bù lại, tiến triển từ từ của chân nhờ khung nẹp thường không gây ra các tác dụng phụ hay biến chứng nào khác. Bố mẹ cần kiên trì và động viên bé trong giai đoạn chữa bệnh.
Điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa
Phẫu thuật là phương pháp được đề ra với trường hợp blount ở trẻ vị thành niên hoặc trẻ nhỏ không thể đáp ứng khung nẹp. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần xương chày nhằm sắp xếp lại vị trí của chúng. Phương pháp này còn có thể kéo dài chân để trẻ có thể đi đứng bình thường.
- Hemi Epiphysiodesis: Ở kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim chuyên dụng, ghim trực tiếp vào vùng bất thường ở xương chày. Việc này được thực hiện nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển ở khu vực đó. Thay vào đó, một chiếc kim khác sẽ được chèn vào để điều hướng xương phát triển theo phương thẳng.
- Kỹ thuật cắt xương: Cắt xương là phẫu thuật loại bỏ và cố định lại vùng xương chày đang phát triển bất thường. Do đó, xương chân được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Đây là phương pháp được đánh giá cao bởi hiệu quả thực sự và nhanh chóng.
Bên cạnh các kỹ thuật giúp xương ống chân phát triển bình thường, bố mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo các chuyên gia, vitamin D và canxi là hai yếu tố quan trọng trong cấu trúc xương. Hai dưỡng chất này có thể được bổ sung qua thực phẩm hàng ngày hoặc các sản phẩm chức năng. Việc tắm nắng trước 10 giờ sáng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt nhất.
Bệnh blount không chỉ gây phiền toái cho trẻ khi đi đứng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngoại hình của trẻ sau này. Chính vì vậy, bố mẹ cần quan tâm và chú ý quan sát trẻ trong quá trình phát triển để có hướng giải quyết kịp thời. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!