Bàn tay là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể người. Chúng nằm ở vị trí cuối cánh tay. Bên cạnh chức năng điều khiển các hoạt động cầm, nắm, bàn tay còn giúp con người tự do sáng tạo để phục vụ cho công việc và đời sống. Vây, bàn tay có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm của chúng ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cấu trúc của bàn tay
Trong cơ thể con người, bàn tay nằm ở vị trí cuối cùng của cánh tay. Chúng luôn linh động để thực hiện các sinh hoạt cá nhân và công việc thường ngày. Bên ngoài, bộ phận này gồm 5 ngón tay, mu bàn tay được nối với cánh tay nhờ cổ tay. Bên trong là cả một hệ thống bao gồm cơ, khớp, dây chằng, xương.
Năm ngón tay
Mỗi ngón ở bàn tay đều được gọi tên. Chúng có độ dài và lực tác động khác nhau. Theo các chuyên gia trong giải phẫu, ngón tay bao gồm:
- Ngón cái: Đây là ngón tay đầu tiên và có vị trí độc lập so với 4 ngón còn lại. Ngón trỏ có độ dài ngắn nhất. Nó được sử dụng để xác nhận danh tính hay phương pháp điểm chỉ ở thời kỳ trước.
- Ngón trỏ: Đây là ngón thứ hai tính từ bên trái qua, gần kề với ngón tay cái. Ngoại trừ ngón tay đầu tiên thì ngón trỏ tạo lực mạnh hơn hẳn so với các ngón còn lại. Chúng ta có thể nhận thấy khi dưỡng da, chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng này.
- Ngón giữa: Đây là ngón nằm ở vị trí chính giữa của bàn tay. Chúng có độ dài lớn nhất. Lực tạo ra từ ngón này cũng khá yếu.
- Ngón đeo nhẫn: Đây là ngón tay số 4 tính từ ngón trỏ trở vào. Giống như tên gọi, chúng ta thường đeo nhẫn cưới tại ngón này. Thông thường, nhẫn có thể được đeo tại các ngón nhưng ở ngón này mang ý nghĩa đánh dấu tình trạng hôn nhân.
- Ngón út: Đây là ngón tay thứ 5 trong bàn tay. Chúng có kích thước nhỏ nhất và nằm ở vị trí cuối cùng, cạnh ngón đeo nhẫn.
Các ngón tay ngoại trừ ngón cái có thể cầm, nắm, gập lại tùy ý. Não bộ sẽ trực tiếp truyền thông tin đến ngón tay và thực hiện các hoạt động kể trên. Chúng chỉ có thể xoay 45 độ nhưng ngón cái thì khác, nó dễ dàng xoay 90 độ. Do đó, có thể thấy ngón cái linh hoạt hơn hẳn các ngón còn lại.
Hệ thống xương bàn tay
Sau khi giải phẫu, các chuyên gia kết luận rằng, có tới 27 xương trong mỗi bàn tay. Hệ thống xương này giúp định hình, kiểm soát các hoạt động tại khu vực này. Chúng được chỉ ra như sau:
- Xương cổ tay: Xương cổ tay có 8 chiếc được phân chia đều làm hai hàng và cố định bởi ổ xương. Bộ phận này được tạo bởi xương cẳng tay.
- Xương bàn tay: Ở khu vực này có 5 xương có nhiệm vụ kết nối và tương ứng với mỗi ngón tay.
- Xương ngón tay: Trong các ngón tay có tổng cộng 14 xương. Chúng còn được gọi là đốt ngón tay. Tuy nhiên, ngón cái là ngón duy nhất không có đốt giữa
Khớp tay
Khớp tay là bộ phận kết nối các xương và giúp bàn tay có thể thực hiện hoạt động như chơi thể thao, múa, vẽ một cách dễ dàng nhất. Hơn nữa, nhờ các khớp, bàn tay có thể điều chỉnh lực thi tác động đến đồ vật.
Theo các chuyên gia giải phẫu, khớp tay ở người gồm các có khớp nối xương, khớp giữa xương ngón tay, khớp cổ tay, khớp gian xương bàn tay. Mỗi khớp đều thực hiện các chức năng khác nhau.
Dây thần kinh
Bàn tay là nơi tập hợp các dây thần kinh hướng vào tâm và trung gian. Theo đó, dây thần kinh hướng tâm chịu trách nhiệm hoạt động tại da mu và giác quan tại phần da của mặt lưng ngón trỏ, ngón giữa và chỉ một nửa ngón áp út. Còn lại, dây thần kinh trung gian lại cung cấp hoạt động cho các mặt bên của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón áp út.
Vòm xương
Vòm xương là vùng xương được tạo nên bởi các bộ phận cố định và di động ở bàn tay. Chúng có thể tiếp nhận nhiều vận động khác nhau của cơ thể người. Trong đó, vòm xương bao gồm vòm ngang, vòm xiên, vòm dọc.
Da
Da bàn tay tương đối nhẵn và thường không xuất hiện lông. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp, lông mọc tại mặt ngoài của ngón tay, mu bàn tay. Không chỉ vậy, da bàn tay khá dày dặn và uống linh hoạt theo từng cử động. Đặc biệt, da ở lòng bàn tay thường nhạt hơn rất nhiều so với các vùng da khác trên cơ thể.
Cơ và dây chằng
Bàn tay có chứa rất nhiều cơ cùng hệ thống dây chằng. Theo các tài liệu, chúng được chia ra làm hai nhóm là bên ngoài và bên trong. Nhóm cơ bên trong có cơ liên sườn có điểm đầu từ giữa xương cổ tay, hypothenar, thenar, cơ ức đòn chũm. Bên cạnh đó, nhóm cơ bên ngoài là tổ hợp của nhiều cơ duỗi và gấp.
Bàn tay có đặc điểm gì?
Bàn tay là bộ phận không thể thiếu trên cơ thể con người. Cấu trúc của nó được đánh giá là khá phức tạp. Theo các chuyên gia giải phẫu, bàn tay còn có những đặc điểm sau đây:
- Những đầu ngón tay khá rộng và được bao bọc bởi một lớp da nhạy cảm.
- Hệ thống dây chằng hợp lý giúp con người dễ dàng điều khiển các ngón tay.
- Độ dài của các ngón tay là khác nhau. Nhờ đó, khi chạm vào đồ vật, các ngón tay làm tăng độ tiếp xúc và con người cầm nắm chặt hơn.
- Phần đầu của ngón út và ngón trỏ không tương xứng.
- Gốc khớp tại ngón út, ngón áp út và ngón trỏ có cấu trúc khác với 2 ngón còn lại.
- Chức năng hiện có ở bàn tay là quá trình trưởng thành trong sinh lý, thần kinh và phát triển vận động.
- Để thực hiện các cử động, bàn tay cần phụ thuộc vào giác quan cùng cơ quan vận động.
Trên đây là cấu trúc và đặc điểm của bàn tay. Đây là bộ phận đảm đương và quyết định công việc hàng ngày của con người. Bộ phận này cũng tồn tại một số bệnh lý như nhiễm trùng, biến dạng do tai nạn hay lở loét do tiếp xúc với hóa chất quá lâu. Làn da ở bàn tay khá nhạy cảm nên cần được bảo vệ và vận động đúng cách.